Đã thu hơn 823 tỷ đồng nợ thuế Ông Nguyễn Đẩu - Cục trưởng Cục Thuế Bình Định cho biết,ìnhĐịnhPhấnđấukéogiảmnợthuếcókhảnăngthuvềmứsoi kèo ac milan vs fiorentina lũy kế từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế đã ban hành 6.442 thông báo đôn đốc nợ đến người nộp thuế (NNT), với tổng số tiền hơn 989,8 tỷ đồng. Số nợ thuế trên 90 ngày phải thực hiện cưỡng chế trong kỳ là 528 tỷ đồng. Trong đó, cưỡng chế còn hiệu lực thi hành kỳ trước chuyển sang là 86 đơn vị, số tiền 155,5 tỷ đồng; cưỡng chế bằng biện pháp trích tài khoản ngân hàng 115 đơn vị, số tiền 70,9 tỷ đồng; cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 22 đơn vị, số tiền 9,2 tỷ đồng; cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh 9 đơn vị số tiền 9,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) có số tiền nợ phải thực hiện cưỡng chế gồm: Công ty CP Hàng không Tre Việt nợ 153,2 tỷ đồng; Công ty CP Greenhill Village nợ 19,4 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư Danh Khôi Holdings nợ 33,9 tỷ đồng; Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh nợ 17,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Yến Tùng 14,2 tỷ đồng…, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và đang có đơn kiến nghị về gia hạn nên chưa thực hiện được việc cưỡng chế. Số tiền đã thu được qua công tác đôn đốc và cưỡng chế thu nợ lũy kế đến tháng 6/2020 là 823,5 tỷ đồng. Đại diện Cục Thuế Bình Định cho rằng, công tác quản lý nợ đọng thuế trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp; thông qua đó cũng đã góp phần giúp cho cơ quan thuế kịp thời phát hiện những lỗi trên ứng dụng theo dõi nợ thuế để chấn chỉnh, điều chỉnh dữ liệu về thuế đang theo dõi tại cơ quan thuế với số liệu tại DN ngày càng tốt hơn. Quyết tâm kéo giảm nợ thuế Chia sẻ thêm về tình hình nợ thuế, đại diện Cục Thuế Bình Định cho biết, diễn biến nợ thuế trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; đặc biệt một số ngành bị ảnh hưởng trực tiếp gây thiếu hụt lao động tạm thời, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên vật liệu làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… Do đó, hầu hết các DN đều lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, dẫn đến các khoản các khoản nợ có khả năng thu chưa thu được và có chiều hướng gia tăng. Báo cáo tình hình nợ thuế của Cục Thuế Bình Định cho thấy, hiện tổng nợ thuế trên địa bàn do cơ quan thuế đang quản lý là hơn 1.931 tỷ đồng, tăng 58,2% so với nợ tại thời điểm ngày 31/12/2019. Trong đó, nợ khó thu toàn tỉnh là 808 tỷ đồng, giảm 2,5% so với thời điểm 31/12/2019. Dự kiến toàn bộ số nợ khó thu này sẽ được xử lý theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội. Nợ chờ xử lý toàn tỉnh là 29,8 tỷ đồng, giảm 38,7% so với thời điểm 31/12/2019. Nợ có khả năng thu toàn tỉnh là 1.093 tỷ đồng, tăng 3,9 lần so với thời điểm 31/12/2019, số tăng tuyệt đối là 812,4 tỷ đồng. Cụ thể, một số khoản nợ tăng cao như: thuế thu nhập cá nhân tăng 144,2 tỷ đồng; các khoản thu về đất tăng 422 tỷ đồng; thuế GTGT tăng 64,6 tỷ đồng; thuế thu nhập DN tăng 97,7 tỷ đồng; tiền chậm nộp tăng 24,7 tỷ đồng. Năm 2020, Tổng cục Thuế giao đến 31/12/2020, Cục Thuế Bình Định phải kéo giảm nợ thuế về dưới 809 tỷ đồng, bằng 9% dự toán thu. Trong đó, nợ có khả năng thu giảm về dưới 238 tỷ đồng, bằng 2,6% dự toán thu. Để đạt được mục tiêu thu nợ Tổng cục Thuế giao, đại diện Cục Thuế Bình Định cho biết, mặc dù số nợ hiện nay là khá lớn, nhưng cục thuế nỗ lực phấn đấu kéo giảm tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2020 về mức Tổng cục Thuế quy định. Cụ thể, toàn đơn vị sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với DN cố tình dây dưa, chây ỳ nợ thuế; thường xuyên đôn đốc, công khai thông tin DN nợ đọng thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh… Ngoài ra, Cục Thuế Bình Định cũng sẽ chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, qua đó giảm áp lực quản lý nợ cơ quan thuế đang đảm nhiệm./. Văn Tuấn |