游客发表
发帖时间:2025-01-10 23:05:39
Nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, tuy nhiên việc tăng nhanh nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cho thấy, cần có biện pháp kiểm soát tốc độ tăng dư nợ, đảm bảo tuân thủ các hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây cũng là một trong những giải pháp được Chính phủ thực hiện trong thời gian tới, nhằm đảm bảo an toàn nợ công.
Nợ tự vay, tự trả của DNNN phải trong hạn mức
Theo báo cáo của Chính phủ, dự kiến đến cuối năm 2017 dư nợ công khoảng 62,6% GDP, nợ chính phủ khoảng 51,8% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 45,2% GDP, trong giới hạn được Quốc hội cho phép.
Đánh giá về công tác quản lý nợ, báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội mới đây cho thấy, thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn, bền vững nền tài chính quốc gia, trong đó có nợ công. Theo đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ nhằm thực hiện chủ trương hạn chế đối tượng, siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ; ban hành chế tài quản lý cho vay lại; tạm dừng xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án mới… để đảm bảo an toàn nợ công.
Chính phủ triển khai đồng loạt các biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ, đảm bảo nợ công trong mức an toàn. Trong đó, có chủ trương tạm dừng xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án mới. Năm 2016 chỉ cấp bảo lãnh chính phủ cho 1 dự án đường dây truyền tải điện với tổng trị giá 170 triệu USD, giảm mạnh so với năm 2015. Đồng thời, cơ quan quản lý thẩm định chặt chẽ các dự án đăng ký sử dụng vốn vay, đặc biệt là các dự án vay mới; rà soát, giám sát việc giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo kế hoạch. Đối với các dự án cho vay lại, dự án có bảo lãnh của Chính phủ không ngừng được kiểm tra, giám sát; kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình tái cơ cấu nợ, trên nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ, giảm tối đa việc chuyển các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN thành nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước (NSNN).
Bên cạnh các kết quả đạt được, Chính phủ nhận định, việc huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn một số điểm cần tiếp tục giám sát chặt chẽ, bởi nợ công trong tầm kiểm soát, nhưng đã gần ngưỡng Quốc hội cho phép.
Trong đó, dư nợ nước ngoài của quốc gia năm 2016 tăng đáng kể, chủ yếu do dư nợ tự vay tự trả của các DNNN tăng mạnh (năm 2016 tăng 14,5% so với năm 2015, trong đó nợ tự vay tự trả của DNNN tăng 26,8%). Mặc dù, Chính phủ đang thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, tuy nhiên việc tăng nhanh nợ tự vay tự trả của DNNN cần có biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng dư nợ, đảm bảo tuân thủ các hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dư nợ nước ngoài ngắn hạn tăng không quá 10%/năm
Chính phủ dự kiến nợ công cuối năm 2018 ở mức khoảng 63,9% GDP, nợ chính phủ ở mức khoảng 52,5% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP.
Để quản lý nợ công an toàn, hiệu quả, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, sẽ quản lý chặt chẽ việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, tập trung vào việc huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN trong khung cân đối ngân sách và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; thực hiện vay nợ trong phạm vi kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh chính phủ; kiểm soát chặt các chỉ tiêu an toàn nợ trong phạm vi chỉ tiêu an toàn nợ được Quốc hội cho phép.
Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát chặt hoạt động vay nợ của DNNN (cả vay trung, dài hạn và ngắn hạn) theo hình thức tự vay tự trả trong giới hạn cho phép. Cụ thể, hạn mức vay thương mại trung và dài hạn của DNNN hàng năm tối đa là 5,5 tỷ USD, mức độ tăng tối đa hàng năm của dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 8 - 10%.
Để có căn cứ đánh giá tác động đến nợ công cũng như kế hoạch tài chính trung hạn, Chính phủ sẽ thực hiện thống kê số lượng và giá trị các dự án mới ký kết và có khả năng sẽ ký kết trong giai đoạn 2016 - 2020 mà chưa có trong danh mục dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện đề xuất, lựa chọn dự án đầu tư phát triển quan trọng và cần thiết để vận động nhà tài trợ và sử dụng nguồn vốn ODA; đồng thời tính đến xu hướng gia tăng chi phí, kỳ hạn vay ngắn hơn do Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn IDA (vốn vay ưu đãi dành cho nước nghèo và kém phát triển) nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án.
Năm 2017, trên cơ sở Báo cáo định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, dự kiến hạn mức vay thương mại nước ngoài của DN theo hình thức tự vay, tự trả tối đa là 5,5 tỷ USD/năm nhằm đảm bảo chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP không quá 50%. Ước thực hiện cả năm 2017 là 5,1 tỷ USD (chỉ bao gồm các khoản vay đã đăng ký chính thức với Ngân hàng Nhà nước tính đến 30/9/2017, chưa bao gồm các khoản sẽ phát sinh trong quý IV/2017), bằng 93% hạn mức. Dự kiến đến cuối năm 2017 dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 45,2% GDP. |
Minh Anh
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接