【kq bd hq】Chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Hiệu quả còn hạn chế
Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị Tổng kết Chương trình hành động 168 giai đoạn II và đề xuất xây dựng nhiệm vụ giai đoạn III (2016-2020) do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sáng 28-4.
Thống kê tổng hợp của các bộ,ốngxâmphạmquyềnsởhữutrítuệHiệuquảcònhạnchếkq bd hq ngành, địa phương cho thấy, các lực lượng chức năng đã chủ trì, phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận 25.966 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT, sản xuất, buôn bán hàng giả. Các lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 25.543 vụ việc, trong đó cảnh cáo 68 vụ việc, phạt tiền 23.197 vụ việc với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 97 tỷ đồng.
Trong đó, tịch thu và buộc tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với 980 tấn thực phẩm chức năng các loại; 80.900 tấn phân bón; 45.678 hộp mỹ phẩm; gần 27.000 sản phẩm thuốc tân dược; 523 bao thuốc lá; 160.559 đĩa CD-VCD không tem nhãn có nguồn gốc nhập lậu; hàng chục nghìn chai rượu ngoại các loại và hàng triệu sản phẩm điện, điện tử, túi xách, giày dép, quần áo thời trang, lương thực, thực phẩm giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Mặc dù theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ từ khi có Luật SHTT và Chương trình hành động 168 giai đoạn II được ký kết, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đã đạt được những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương. Trong phạm vi cả nước, việc thanh tra, kiểm tra từ khâu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng đã được các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ. Đặc biệt, tại biên giới, công tác kiểm soát ở các cửa khẩu đã được lực lượng Hải quan triển khai cùng với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng khác.
Tuy nhiên, đánh giá những mặt còn tồn tại ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc thực hiện Chương trình hành động 168 giai đoạn II vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong đó, hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được thực hiện đồng bộ, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu nâng cao nhận thức cho cộng đồng DN trong việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình và tôn trọng quyền SHTT của các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp xử lý xâm phạm quyền SHTT giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi còn chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
Do đó, ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu gia tăng về bảo hộ và thực thi quyền SHTT trong các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (như Việt Nam- EU FTA, Hiệp định TPP), Việt Nam cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật SHTT về bảo hộ, sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, quyền tác giả, NK song song và đặc biệt là hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa của hệ thống thực thi quyền SHTT.