>> Bộ Y tế khuyến cáo người dân thận trọng phòng chống viêm não,ệnhviêmnãomôcầuđãxuấthiệntạiđịaphươlịch thi đấu bóng đá thụy điển màng não Mới đây, tại Hải Dương trường hợp đầu tiên mắc viêm não mô cầu đã tử vong sau 2 ngày sốt nhẹ, đau đầu. Đây là căn bệnh nguy hiểm, người khỏe có thể tử vong sau một ngày. Ở thể tối cấp, tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 60-70%; thể viêm màng não mủ 30-40% nếu việc điều trị không kịp thời. Những trường hợp sống sót có thể để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt... Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 trường hợp viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Theo Cục Y tế dự phòng, khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, thường 3-4 ngày. Bệnh nhân có các biểu hiện sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn... Biểu hiện trên cũng tương tự như viêm não, màng não do virus thông thường khác. Bệnh cũng có ban hoại tử trên da nên dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn khó phát hiện sớm vì biểu hiện ban đầu như viêm họng thông thường nhưng diễn biến cấp tính. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, số mắc ít nhưng tỷ lệ tử vong cao. Trước đó, ngày 25/02, Cục đã đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/TP chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu và triển khai một số biện pháp phòng bệnh. Đồng thời, Cục cũng khuyến cáo, tại ổ dịch, người dân cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Ngoài ra, cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./. Tố Uyên |