Hoa và lệ Bây giờ,ếtrậnkinhtếthếtrậnlòngdâkêt qua bong đá hôm nay TP. Hồ Chí Minh (HCM) đã thực hiện nới lỏng giãn cách được ngót hai tuần. Hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục. Lãnh đạo chính quyền thành phố đang phấn đấu để đưa vùng đất nổi danh “hoa lệ” này bước qua cuộc “bể dâu” vì đại dịch, trở về cuộc sống bình thường, chứ không chỉ là bình thường mới. Vậy mà vẫn có hàng nghìn người dân rời thành phố, hồi hương, dẫu cho Phó Chủ tịch UBND TP. HCM kêu gọi: “Bà con cố gắng ở lại làm việc, chỉ mấy tháng nữa là đến tết, có thêm khoản tiền nữa rồi lúc đó hãy về quê”. Bởi người dân không thể chờ được “hoa” đón chào năm mới, khi “lệ” đã chảy ròng trên gương mặt họ, trong những tháng ngày qua. | Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri TP. Hồ Chí Minh, ngày 11/10/2021. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có liên tục 5 cuộc tiếp xúc cử tri TP. HCM, với các cử tri là doanh nghiệp - lực lượng nòng cốt trên mặt trận kinh tế; cử tri là cán bộ y tế - lực lượng nòng cốt trên mặt trận y tế và cử tri là những người dân - lực lượng nòng cốt quyết định chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch. Đau xót về nỗi niềm “hoa” và “lệ” của người dân, ông cho rằng ở một đô thị lớn nhất cả nước, với quy mô dân số gần gấp đôi dân số của Singapore, thì TP. HCM đã cố gắng rất cao để chống chọi với bão đại dịch và sức chịu đựng của gần 13 triệu người ở đây là thực sự phi thường. Gia tài lớn nhất là niềm tin “Có phát triển kinh tế thì Nhà nước mới có nguồn lực chăm lo cho người dân. Có phát triển kinh tế thì người dân mới có niềm hy vọng mưu sinh, lo được cho bản thân, cho gia đình và nghĩ tới những điều tốt đẹp ở phía trước. Nếu như không có được điều này, người dân sẽ mất đi niềm tin và chính quyền thì mất đi gia tài lớn nhất đó là niềm tin của nhân dân”. - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. |
Nhắc đến ca tử vong đã phải tính đến con số hàng vạn, cùng lúc là hàng nghìn trẻ em mồ côi, nhiều em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cảnh hết sức thương tâm, theo Chủ tịch nước: “Đó là nỗi đau khó mà bù đắp được. Nhưng dù thế nào chúng ta cũng phải bước về phía trước. Có đủ nghị lực bước về phía trước thì khó khăn mới lùi lại phía sau, chứ nếu không chúng sẽ còn đeo bám dài lâu”. Để bước về phía trước, người đứng đầu Nhà nước đặc biệt quan tâm về tình trạng cát cứ ở các địa phương và cho rằng như vậy sẽ kéo tất cả cùng giật lùi. “Các địa phương cần phải hiểu đúng về "pháo đài chống dịch". Vì khi nói xã, phường là "pháo đài chống dịch", là để khẳng định quyết tâm không cho dịch bệnh tấn công, chứ không phải "pháo đài" là biệt lập, là có thể ra những quyết định trái với trung ương để “ngăn sông cấm chợ”, ngăn cản lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển lao động. Còn tiếp tục mỗi nơi làm một kiểu, thì còn ách tắc và đứt gãy chuỗi cung ứng. Vậy khôi phục sản xuất và kinh doanh thế nào?” - ông nói. Giằng co trong ám ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiên quyết ra yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương khi ban hành các văn bản để cụ thể hóa thực hiện thì phải bám sát theo đúng và dứt khoát không trái với các quy định của trung ương; tổ chức thực hiện phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ mỗi nơi thực hiện một kiểu theo quy định riêng; kịp thời phản ánh lên cấp trên trực tiếp nếu phát hiện bất cập trên thực tế và linh hoạt theo tình huống cụ thể; các bộ, ngành chức năng kiểm tra, rà soát và tháo gỡ ngay. Tất cả vì nhân dân “Tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với các giải pháp phù hợp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và nhanh chóng khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.Tất cả vì nhân dân “Tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với các giải pháp phù hợp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và nhanh chóng khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. |
Nhưng hiện nay, làm thế nào để chỉnh đốn lại thế trận kinh tế đang là câu hỏi làm “nín thở” chính quyền các cấp khi phải “giằng co” giữa mong muốn khôi phục lại sản xuất kinh doanh và nỗi ám ảnh dịch bệnh có thể hoành hành trở lại trong mọi lúc. Đó là còn chưa kể, trong khi phát triển kinh tế trở thành nhiệm vụ rất cấp bách thì hàng loạt địa phương lại phải lấn bấn trong “cơn đau đầu”, với việc đưa đón người dân hồi hương. Một công việc mà Chính phủ nhìn nhận là chưa dự báo hết tình huống nên chưa tổ chức và kiểm soát tốt việc di chuyển của người dân từ các địa phương này đến địa phương khác, nhất là ở những địa bàn có dịch về quê. Theo nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Trung ương đã bàn và thống nhất tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, nhưng phải đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn với dịch bệnh, sản xuất an toàn, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng hàng hóa. Trung ương cũng đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch phải dự báo được tình hình, có các kịch bản, phương án để chủ động; có giải pháp ứng phó theo phương châm “đi trước một bước”. Tình hình đã rất khẩn cấp Phục hồi kinh tế đang trong tình trạng rất khẩn cấp. Chỉ tính riêng TP. HCM đến nay đã có gần 16 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể. Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nhưng GRDP của TP. HCM quý III/2021 âm 24,39%; 9 tháng âm 4,98%. Cả khu vực Đông Nam Bộ gồm TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước dự báo tăng trưởng âm 0,13%, trong khi kế hoạch đặt ra cả vùng năm nay là tăng từ 6,2 đến 6,5%. Phục hồi cả hai mặt trận “Quốc hội đang yêu cầu các cơ quan triển khai xây dựng kế hoạch tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu đại dịch. Kế hoạch này không chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế mà còn phải xem xét, đánh giá các vấn đề xã hội, y tế, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần... của người dân”. - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. |
Tại Hà Nội, GRDP quý III/2021 ước tính giảm 7,02%, tính chung 9 tháng của năm 2021, GRDP của Hà Nội chỉ tăng 1,28%, thấp hơn mức tăng của cả nước. Đây là điều hiếm gặp vì GRDP của Hà Nội thường cao gấp 3 lần mức tăng của cả nước. Ở bức tranh tổng thể, GDP cả nước quý III cũng đã tăng trưởng âm 6,17%, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua. “Mở hàng” kém may Trong một nỗ lực rất cao để đưa nền kinh tế có bước đi đầu tiên thoát khỏi vòng đình trệ, ngày 10/10/2021, Thủ tướng ra công điện về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Công điện nêu rõ, khôi phục các hoạt động vận tải hành khách trong tình hình hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Ngày 10/10 cũng được chọn là ngày “mở hàng” trở lại cho hàng không Việt Nam. Nhưng đây thực sự là ngày “mở hàng” kém may khi có tới 27/38 chuyến bay được cấp phép nhưng không thể thực hiện được hành trình vì các lý do như: Hành khách được yêu cầu phải cách ly tập trung, tuy nhiên địa phương lại chưa có hướng dẫn cách ly tập trung cụ thể… Và có cả lý do ảnh hưởng bão nên không thể cất cánh. Một số chuyến bay như TP. HCM - Kiên Giang, TP. HCM - Cà Mau, Thanh Hóa - Lâm Đồng… thì không có… khách. |