Rác thải,ửlyacutetriệtđểantoagravenchấtthảitrongphogravengchốngdịxếp hạng bóng đá hạng nhất việt nam chất thải y tế nói chung và phát sinh từ dịch Covid-19 nói riêng là rác thải thuộc nhóm A, vô cùng độc hại, nguy hiểm, dễ lây lan. Vì vậy, công tác tham mưu, phối hợp xử lý được ngành TN&MT, y tế và đơn vị liên quan chú trọng thực hiện với phương châm: “Rác thải, chất thải phát sinh đến đâu, xử lý triệt để an toàn đến đó”. Chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở Thực hiện Văn bản số 4119/BTNMT-TCMT ngày 23-7-2021 của Bộ TN&MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh Covid-19, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này. Ngày 1-9, Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản tiếp tục yêu cầu các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19; không để tình trạng chất thải không được thu gom, xử lý kịp thời, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tăng cường khử khuẩn nước thải tại các cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19. Điều này cho thấy, việc xử lý chất thải, rác thải phát sinh từ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang là nhiệm vụ rất quan trọng. Quản lý tốt là góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe, cuộc sống của người dân cũng như bảo vệ môi trường. Nếu thiếu cẩn trọng, nguy cơ lây lan, phát tán dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả sẽ rất khó lường. Đồ bảo hộ, rác thải y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch phải được xử lý triệt để nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh. Trong ảnh: Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân lao động tại Công ty TNHH Bessco Vina, Khu công nghiệp Chơn Thành II - Ảnh: Thanh Mảng
Theo ông Dương Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT, sở đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm chỉ đạo của bộ, UBND tỉnh về việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Từ đó đảm bảo thực hiện thống nhất, không để lây lan dịch bệnh do chất thải phát sinh. Phát sinh đến đâu, xử lý triệt để đến đó Tham gia kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại chốt số 5, thuộc ấp Cầu Hai, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú từ giữa tháng 8 đến nay, lực lượng trực chốt phải túc trực 24/24 giờ. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, lưu lượng phương tiện qua lại mỗi ngày lên đến hàng ngàn lượt, tạo nhiều áp lực cho những người tham gia trực chốt. Tuy nhiên, không vì thế mà vấn đề quản lý, xử lý chất thải, rác thải liên quan như đồ bảo hộ, test nhanh… bị bỏ quên, thiếu kiểm soát. Khu vực hấp vi sóng rác thải y tế tại Trung tâm Y tế thị xã Phước Long (ảnh lớn). Ban quản lý khu cách ly tập trung xã Bình Minh, huyện Bù Đăng xử lý rác thải trong khu cách ly bằng hình thức đốt - Ảnh: Phạm Quang Đại úy Dương Đình Thảo, Phó trưởng Công an xã Đồng Tiến phụ trách, điều hành chốt số 5 chia sẻ: “Rác thải y tế được cho vào bịch ni-lon riêng rồi lực lượng y tế hết ca trực gom xử lý, thiêu hủy riêng”. Còn theo bác sĩ Vũ Thị Lợi, Trưởng trạm Y tế xã Đồng Tiến, đồ bảo hộ dùng xong sẽ được bỏ vào bịch rác để xử lý ngay. Đốt ở chỗ riêng, vắng người. Những ngày gần đây, tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch vào nội ô thành phố Đồng Xoài, nhất là tại chốt cầu Nha Bích (xã Tân Thành) và chốt Tiến Hưng, qua lấy mẫu test nhanh, đã phát hiện nhiều lái xe, phụ xe dương tính với Sars-CoV-2. Ngay lập tức, các thành viên trực chốt đã nhanh chóng khử khuẩn môi trường xung quanh, truy vết và áp dụng các biện pháp phòng dịch cần thiết với ca dương tính… Không để lây lan dịch bệnh do chất thải Chất thải, rác thải y tế luôn chứa nhiều thành phần độc hại, tiềm ẩn yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường rất cao. Vì vậy, xử lý chất thải, rác thải phát sinh có liên quan từ dịch Covid-19 đòi hỏi phải khoa học, hợp lý và kịp thời để không ảnh hưởng đến môi trường sống. Bác sĩ Trịnh Xuân Thiều, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đồng Xoài cho biết: Ở trung tâm, rác được phân ra thành các nhóm. Thứ nhất là nhóm cách ly, tập trung và đây là yếu tố có nguy cơ cao. Thứ hai là nhóm thải ra hằng ngày. Thứ ba là liên quan bảo hộ, nhân viên tiếp xúc với nhóm nguy cơ cao. Đồ bảo hộ sau tiếp xúc đều được khử khuẩn, đóng bọc 2 lần để vào một nơi an toàn chờ Công ty Môi trường An Huy chuyên xử lý rác thải độc hại, nguy hiểm đưa đi xử lý. Cũng theo bác sĩ Thiều, việc xử lý rác thải, chất thải tại nơi điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã được Trung tâm Y tế thành phố thực hiện nghiêm. Rác thu gom được bọc 2 lần, khử khuẩn, vận chuyển ra khu vực tập kết, cuối ngày đưa vào lò để xử lý bằng nhiệt. Hiện nay, trung tâm đã được Sở Y tế đầu tư hệ thống xử lý trị giá 2 tỷ đồng. Vì vậy, về cơ bản, việc xử lý rác thải của trung tâm đã thuận lợi, xử lý tại chỗ, còn các loại rác thải khác đã hợp đồng với công ty chuyên xử lý rác thải, môi trường. Thực tế, không phải địa phương, đơn vị nào cũng có nhà máy xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải y tế nói riêng. Đó là chưa kể, nếu có nhưng trong tình trạng dịch bệnh hiện nay có thể làm chất thải y tế phát sinh quá năng lực xử lý. Sở TN&MT tiếp tục phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan liên quan tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời rà soát các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, qua đó phối hợp với Sở Y tế tăng cường kiểm tra để giải quyết những vấn đề phát sinh. | Ông Dương Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Ông Dương Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT nhấn mạnh: “Ngày 9-8, sở đã ban hành Văn bản số 2178/STNMT-CCBVMT, đề nghị Sở Y tế phối hợp, rà soát, cung cấp thông tin về tình hình quản lý chất thải phát sinh trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất liên quan đến vấn đề xử lý chất thải phát sinh để kịp thời tham mưu UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh, bổ sung phương án xử lý phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh”. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, việc Sở TN&MT tiếp tục chú trọng, tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các ngành liên quan xử lý hiệu quả, triệt để vấn đề rác thải, chất thải phát sinh do dịch bệnh thải ra trên địa bàn tỉnh chính là khâu quan trọng để ngăn chặn nguồn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. |