【kèo man city vs arsenal】Năng suất lao động Việt Nam thua xa các nước trong khu vực

作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:02:22 评论数:

nang suat lao dong viet nam thua xa cac nuoc trong khu vuc

Thiếu lao động trình độ ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam. Ảnh: Lương Bằng

Ngày 11-9,ăngsuấtlaođộngViệtNamthuaxacácnướctrongkhuvựkèo man city vs arsenal Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức Tọa đàm khoa học: Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2015, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP).

“Rất thấp so với các nước trong khu vực”

TS Hồ Đình Bảo, thay mặt nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân trình bày báo cáo “Phân tích tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam”.

Dẫn số liệu của các tổ chức quốc tế từ năm 2012, TS Hồ Đình Bảo cho rằng: Năng suất lao động tổng hợp của Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2012 năng suất thấp hơn so với Singapore 18 lần, Hàn Quốc 11 lần, Malaysia 7 lần, Thái Lan 3 lần, Trung Quốc 3 lần và chỉ xấp xỉ Lào và cao hơn Campuchia.

“Như thế hội nhập rất khó khăn” – ông Hồ Đình Bảo nhấn mạnh – “Tốc độ tăng năng suất lao động chậm dần lại. Đó là vấn đề ta phải quan tâm. Phải chăng nguồn lực để tăng năng suất lao động đã cạn kiệt hay đó là quy luật tất yếu?”.

“Nếu năng suất lao động của các nước đứng yên thì cũng phải mất 12 năm nữa Việt Nam mới bắt kịp Indonesia, Philippines, cần 20 năm để bắt kịp Thái Lan” – ông Bảo nói.

TS Hồ Đình Bảo cũng cho biết: Nếu giả định cùng tốc độ tăng trưởng năng suất lao động như hiện nay của các nước trong khu vực thì phải 20 năm nữa Việt Nam mới có thể xóa bỏ cách biệt về năng suất lao động so với Indonesia và Philippines, còn với Thái Lan là 50 năm.

Ngoài ra, tốc độ tăng năng suất lao động trong toàn giai đoạn 2006-2014 là 3,6% nhưng chủ yếu là tăng trưởng trong nội bộ từng ngành chứ không phải tác động của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, không phải là việc chuyển từ khu vực của năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn.

Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp là thấp nhất trong ba khu vực (công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp). Song nhóm tác giả chỉ ra một thông tin đáng chú ý, trong lĩnh vực công nghiệp, năng suất lao động cao lại thuộc về ngành khai khoáng, tiếp theo là kinh doanh bất động sản.

“Nó gợi cho ta cảm nhận năng suất lao động cao ở khu vực công nghiệp và dịch vụ là không bền vững. Nếu như năng suất lao động cao nằm ở ngành chế biến chế tạo mới là dấu hiệu tốt vì đó là xương sống của nền kinh tế” – ông Hồ Đình Bảo lưu ý.

Ngoài ra, nông nghiệp là khu vực năng suất thấp nhưng giai đoạn 2005-2014 đây lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng ổn định, ở mức 3%. Công nghiệp năng suất lao động cao nhưng tốc độ tăng bình quân toàn giai đoạn chỉ 1,6%.

“Có thể đây là do tác động của những năm khó khăn vừa qua, cũng có thể ngành công nghiệp của chúng ta đang theo xu hướng lạm dụng nguồn lực chứ không phải tập trung vào năng suất. Nếu thế hơi đáng buồn” – chuyên gia của Đại học Kinh tế quốc dân băn khoăn.

Lào, Myanmar có thể vượt qua Việt Nam

TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam đồng tình với kết quả của nhóm nghiên cứu.

“Năng suất lao động thấp là đúng” - Ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh – “Lào trong mấy năm liên tục năng suất lao động vẫn bám sát Việt Nam. Myanmar trước đây năng suất lao động bằng 0,6 lần Việt Nam, các năm qua cứ tịnh tiến dần, năm 2014 bằng 0,9 lần của Việt Nam. Thời gian tới rất có thể vượt qua cả Việt Nam”.

Một đại biểu của Viện Khoa học xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho rằng: Một trong những lí do khiến năng suất lao động thấp là do trình độ lao động qua đào tạo thấp, chỉ 18-20%. Cho nên tiếp nhận, tối ưu hóa công nghệ là thấp.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân nhận định: Trong giai đoạn tới, dường như Việt Nam không thể tiếp tục nâng cao tỷ trọng đóng góp của tăng trưởng năng suất lao động cho tăng trưởng kinh tế nhờ dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ như trước đây.

Vì thế, theo GS.TS Trần Thọ Đạt, tăng năng suất lao động nội bộ ngành đang là con đường tăng trưởng năng suất cơ bản trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là ngành công nghiệp (bằng cách áp dụng công nghệ mới, nâng cấp máy móc thiết bị…).

最近更新