您现在的位置是:La liga >>正文

【kèo nhà cái1】"Chuyện phố": Một tự sự về đô thị đương đại

La liga87人已围观

简介VHO - Chiều ngày 25.3, tại Hà Nội, Bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã ...

VHO - Chiều ngày 25.3,ệnphốMộttựsựvềđôthịđươngđạkèo nhà cái1 tại Hà Nội, Bộ môn Lý luận văn học, khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với NXB Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại.

Chuyện phốtái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội

Tại buổi tọa đàm, các học giả, nhà nghiên cứu đã chia sẻ các góc nhìn đa dạng và những kiến giải độc đáo về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của tác giả Phạm Quang Long, đồng thời mở ra cơ hội giải mã bức tranh đô thị đa chiều kích được tác giả tái hiện trong tác phẩm vừa được xuất bản mang tên Chuyện phố.

PGS.TS Phạm Quang Long là nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên của bộ môn Lý luận văn học và đồng thời cũng là một nhà văn, một nhà viết kịch. Ông nguyên là Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội. Ông cũng có một thời gian dài gắn bó với công việc giảng dạy và nghiên cứu lý luận văn học, nghệ thuật, văn học Việt Nam hiện đại và các vấn đề lý luận văn hóa.

Bức chân dung hoàn thiện PGS.TS Phạm Quang Long không thể không có hình ảnh của nhà văn có bút lực sắc sảo, vốn kiến thức sâu rộng và ngòi bút tài hoa, với các tác phẩm tiêu biểu như Nợ non sông(Kịch bản văn học, 2014), Lạc giữa cõi người(Tiểu thuyết, 2016), Bạn bè một thuở(Tiểu thuyết, 2017), Cuộc cờ(Tiểu thuyết, 2018), Chuyện làng(Tiểu thuyết, 2020), Mùa rươi(Tiểu thuyết, 2022), Chuyện phố(Tiểu thuyết, 2023).

Có lẽ người đọc từng biết đến một nhà văn Phạm Quang Long đầy trăn trở với những vấn đề của thế sự, của đất nước trong những chuyển động và thay đổi với những câu chuyện của làng quê từ quá khứ đến hiện tại. Là người đọc nhiều, quan sát rộng, nghĩ sâu sắc, ông đã viết hàng chục vở kịch, trong đó nhiều vở đã được dàn dựng biểu diễn trên sân khấu, như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nợ non sông, Những khoảnh khắc Hồ Chí Minh...

Giờ đây, độc giả lại biết đến nhà viết tiểu thuyết Phạm Quang Long xâm nhập và thấu hiểu đời sống đô thị, hình dung con người và đời sống đô thị qua một không gian đặc biệt – không gian phố cổ, qua những câu chuyện về những con người vốn dĩ quen thuộc với ông trong những năm tháng ở trường Đại học Tổng hợp trong Chuyện phố.

Chuyện phốdày 450 trang, là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Phạm Quang Long được Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành trên toàn quốc vào tháng 3.2024. Từ Chuyện làngđến Chuyện phố, Phạm Quang Long đem đến cho người đọc những kiến giải sâu sắc và gửi gắm triết lý nhân sinh độc đáo về “làng”, về “phố”, như chính ông đã từng chia sẻ trong “Lời bạt” của tiểu thuyết: “Hà Nội trong Chuyện phốlà Hà Nội của những con người, những số phận ba chìm bảy nổi từ nhiều vùng miền xa Hà Nội trôi dạt đến, sau bao năm chiến tranh. Bao trùm trong tiểu thuyết vẫn là không khí náo nức của công cuộc xây dựng và kiến tạo xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nói đến thật tình là công cuộc mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình”.

Tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn và đông đảo sinh viên

Xoay quanh chuyện gia đình ông Mưu, Chuyện phốtái hiện cảnh quan sinh động về cuộc sống của một gia đình “gốc” Hà Nội ở nơi tản cư; đặc biệt là sau khi ông “dinh tê” về thành, “gà trống nuôi con” xoay xở qua hai cuộc chiến.

Thái độ sống của ông Mưu - một nhà buôn chân chính, âm thầm biết trước, biết sau mà lánh được những bão táp thời cuộc, rồi cả những mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ những mưu toan giữa các con của ông khiến cho tảng văn hóa truyền thống gia đình ngày một rạn nứt... Chính những điều đó đã tạo ra những nút thắt tự sự, đồng thời khiến điểm nhìn về “Phố”, về “Hà Nội” trong tác phẩm của Phạm Quang Long trở nên mới lạ.

Theo PGS.TS Phạm Thành Hưng, Chuyện phốlà một mạng lưới được đan kết bằng hàng trăm nút thắt của những câu chuyện nhỏ, những tiểu mô típ lý thú, giàu kịch tính. Các nhân vật tuy không được chú ý khắc họa về ngoại hình, nhưng được chú trọng rất nhiều về phương diện tính cách, đặc biệt là lối sống.

Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết có số phận riêng và có những trăn trở của riêng mình. Chuyện phốhiện ra một bức tranh ghép của những mảnh vụn phố xá Hà Nội. Mà ở đó, tác giả Phạm Quang Long, bằng lối hành văn đối thoại, đã đặt nhân vật trong tâm trạng bức bối, ít hành động, phần lớn là “làm ít, nói nhiều” để từ đó các vấn đề được đặt ra bàn thảo đều chuyển hóa thành các “câu chuyện”. Nhiều câu chuyện không diễn ra tuần tự theo cấu trúc thời gian mà được rút gọn, tổng hợp thành một vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết khiến người đọc phải suy ngẫm.

MINH HÀ

Tags: