当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo cúp fa đêm nay】Tín dụng đen: Chế tài, hình phạt chưa đủ sức răn đe

【soi kèo cúp fa đêm nay】Tín dụng đen: Chế tài, hình phạt chưa đủ sức răn đe

2025-01-10 07:51:07 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

tin dung den che tai hinh phat chua du suc ran de

Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành Ngân hàng góp phần hạn chế tín dụng đen.

Theo ông Phạm Văn Tám, thực trạng tín dụng đen có từ rất lâu. Nhiều người ví đây là “cơn bão” càn quét qua các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhưng tại các thành phố, các khu công nghiệp cũng đều có tình trạng này. Đặc biệt, tín dụng đen còn hoạt động tại các vùng được dự kiến lập các đặc khu kinh tế.

Tín dụng đen gắn liền với lãi suất cao và gắn với tội phạm và vi phạm pháp luật, gắn với các băng nhóm tội phạm. Các tổ chức, cá nhân này cho vay tiền nhanh và sử dụng các đối tượng xã hội đen để đòi nợ bất hợp pháp, thậm chí giết người, gây rối, đe dọa nhắn tin khủng bố tinh thần. Các đối tượng này lách luật, không bao giờ ghi lãi suất trong các hợp đồng tín dụng, thời hạn áp dụng vay trong ngắn ngày, vay theo ngày, theo tuần.

Đối tượng vay tiền chủ yếu là người nghèo, học sinh sinh viên, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngoài ra có cả đối tượng cờ bạc lô đề, đầu tư bất hợp pháp…

“Về thực trạng, theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2018 trên cả nước có 84 vụ giết người, 855 vụ cố ý gây thương tích, 355 vụ cướp tài sản, 1.309 vụ lừa đảo cướp tài sản liên quan tín dụng đen…”, ông Phạm Văn Tám thông tin.

Về nguyên nhân, ông Phạm Văn Tám cho biết, sở dĩ có tình trang này là do nhu cầu vay vốn trong dân cư, DN để giải quyết nhu cầu sản xuất, tiêu dùng là rất lớn, nhưng các sản phẩm của ngân hàng và các tổ chức tài chính chưa đáp ứng được và thủ tục chưa thuận tiện. Trong khi đó, các đối tượng cho vay tín dụng đen cho vay dễ, nhanh, không tài sản đảm bảo…

Bên cạnh đó, nguồn tiền nhãn rỗi trong dân cư lớn, người dân cũng hám lợi nên cho vay tín dụng đen. Đồng thời, một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên xuống cấp về đạo đức, cờ bạc, không tiếp cận được nguồn tiền chính đáng nên đã tiếp cận tín dụng đen. Công tác tuyên truyền về tín dụng đen được coi là chưa đầy đủ.

Chế tài, hình phạt chưa đủ sức răn đe, công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện của một số địa phương cũng chưa chặt chẽ.

Về các giải pháp nhằm hạn chế ngăn chặn tín dụng đen thời gian tới, ông Phạm Văn Tám cho rằng, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hiện Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Công an ban hành chỉ thị đối với tội phạm tín dụng đen quy định rõ trách nhiệm các bộ ngành, trong đó Bộ Công an là nòng cốt. “Hiện nay chúng tôi đang điều tra cơ bản với từng băng nhóm tội phạm, với từng tổ chức, gắn với cao điểm tấn công tội phạm”, ông Tám nói.

Về trách nhiệm của ngành ngân hàng, đại diện Bộ Công an cho biết các thủ tục để người dân được vay vốn của hệ thống ngân hàng chưa được phổ biến nhiều nên đa số người có nhu cầu chưa tiếp cận được. Ngành ngân hàng cần chủ động tiếp cận người có nhu cầu vay.

Đặc biệt, ông Tám cho biết, “Cơ quan Công an rất khó khăn khi muốn tìm hiểu thông tin của khách hàng do ngân hàng quản lý khi chưa khởi tố vụ án. Nhưng qua điều tra triệt phá một số băng nhóm tội phạm hoạt động tín dụng đen thì thấy có dấu hiệu các ngân hàng đưa dữ liệu thông tin của hàng trăm nghìn khách hàng ra bên ngoài, ví dụ như vụ việc Công ty tài chính Nam Long vừa qua. Vì thế, cần chú ý đạo đức, vấn đề tiêu cực của cán bộ ngân hàng”.

Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, với một số vụ án cho vay lãi nặng, có những địa phương yêu cầu giám định lãi suất nhưng thời gian giám định kéo dài, vụ Công ty Nam Long ở Thanh Hóa vừa qua phải mất tới hai tháng nên sau khi có kết luận giám định lãi suất, khi cơ quan công an có lệnh bắt thì tội phạm đã bỏ trốn. Theo đó, ông Tám đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thực hiện nhanh thủ tục này.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读