Ông Elliott Harris ênhợpquốcKinhtếthếgiớisẽtăngtrưởngđềuđặcách tính số de miền namđưa ra nhận định này khi công bố về báo cáo Viễn Cảnh và Tình hình Kinh tế Thế giới 2019 của Liên hợp quốc. Theo ông Elliott Harris, ngoài những nguy cơ đã thấy nhãn tiền, gia tăng căng thẳng thương mại cũng đang ảnh hưởng tới việc làm và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, nợ quốc gia tăng lên đã khiến một số nước tê liệt khả năng cung cấp những dịch vụ cơ bản, nhưng nguy cơ này cũng như một số nguy cơ khác do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự suy giảm hỗ trợ đối với công tác hợp tác quốc tế, hoàn toàn có thể tránh được hoặc giảm bớt nếu các nước cùng hợp tác giải quyết. Với những sức ép gia tăng trong nhiều lĩnh vực thuộc thương mại quốc tế, tài chính cho phát triển quốc tế và biến đổi khí hậu, báo cáo mới chỉ ra rằng việc củng cố hợp tác toàn cầu đóng vai trò trung tâm để có thể tiến tới phát triển bền vững. Cũng theo báo cáo, hơn một nửa các nền kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực trong năm 2017 và 2018. Các nước phát triển tăng trưởng 2,2% và có tỷ lệ thất nghiệp giảm. Trong khối các nước đang phát triển thì Đông Á và Nam Á tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2018, ở mức 5,8 % và 5,6% trong khi các nước dựa vào xuất khẩu tiếp tục quá trình phục hồi dần dần. Kết quả khả quan này đặc biệt chính xác với các quốc gia mới nổi giàu có về nhiên liệu dù mức nợ của họ cũng cao do giá cả hàng hóa đi xuống vào những năm 2014, 2015. Mặc dù bức tranh toàn cảnh kinh tế các nước đang phát triển khá là tích cực, nhiều nước trong nhóm này không đạt được mức độ đó, chưa kể thu nhập bình quân đầu người ở một số nước còn giảm. Cụ thể, tăng trưởng bình quân đầu người ở các vùng Trung Phi, Nam Phi và Tây Phi, Tây Á, Mỹ Latin và vùng Caribbea - nơi có tới 1/4 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo cùng cực - sẽ còn giảm hơn nữa. Báo cáo cũng chỉ ra rằng dù tăng trưởng kinh tế ngoạn mục thì sự phát triển vẫn tập trung ở những khu vực công nghiệp và thành thị trong khi khu vực nông thông vẫn ở bên lề quá trình này. Để giải quyết vấn đề bất cập này và đồng thời đạt mục tiêu xóa nghèo vào năm 2030, Liên hợp quốc đề xuất cần phải tạo được tăng trưởng kinh tế 2 chữ số ở châu Phi đồng thời giảm bớt mức độ cách biệt thu nhập ở khu vực này. Do ảnh hưởng của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2018 đã giảm xuống 3,8% so với 5,3% năm 2017 và mức này sẽ còn giảm nữa trong năm 2019. Ông Harris cho rằng nếu xung đột thương mại tiếp tục mở rộng thì thương mại toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng hơn nữa, mà tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu này lại chính là các nước đang phát triển. Cho nên, nếu quá trình này bị gián đoạn thì sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nhóm các nước đang phát triển. Việc Mỹ tăng lãi suất và khiến đồng USD mạnh lên càng làm ảnh hưởng đến những nền kinh tế mới nổi. Đối với khu vực Liên minh châu Âu, báo cáo đánh giá tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 2% trong vòng 2 năm tới, đặc biệt là ở những nước mới trở thành thành viên từ năm 2004, ví dụ như Ba lan, nước đạt mức độ tăng trưởng kinh tế 5% năm 2018. Tăng trưởng kinh tế ở Đức và Pháp cũng được dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 1,8% trong khi dự báo cho thấy Anh thậm chí còn thấp hơn, 1,4% do hệ lụy của vấn đề Brexit. Ở khối các nước CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) và Trung Âu, bao gồm Nga, năm ngoái tăng trưởng kinh tế tốt và tốc độ lạm phát cũng chững lại và năm 2019 này, mức tăng trưởng được dự báo cho khu vực này là 2%. Trong khi đó, các nước xuất khẩu lớn như Brazil và Nigeria sẽ tăng trưởng mức độ trung bình trong năm 2019-2020 mặc dù xuất phát điểm của những nước này là thấp./. Theo TTXVN |