【wap livescore】Ngành bảo hiểm xã hội chung tay phòng, chống dịch Covid
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:32:19 评论数:
Thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ,ảohiểmxhộichungtayphngchốngdịwap livescore giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp thiết thực.
Người bệnh cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính sẽ được cấp thuốc điều trị ngoại trú đủ dùng trong 3 tháng.
Phối hợp thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), chế độ ốm đau
BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh chủ động phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở KCB trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ BHYT được kịp thời KCB hoặc chuyển tuyến KCB BHYT khi nghi ngờ nhiễm Covid-19. Đồng thời, chỉ đạo BHXH các tỉnh thực hiện ngay việc tạm ứng kinh phí cho các cơ sở KCB của quý I/2020 đã được BHXH Việt Nam cấp đầy đủ, đặc biệt là BHXH các tỉnh có người bệnh được phát hiện nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi-rút corona.
Chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất với Ban Chỉ đạo về vấn đề kinh phí điều trị với bệnh nhân mắc Covid-19. Theo đó, người Việt Nam tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí trị bệnh, người không tham gia BHYT được ngân sách nhà nước chi trả. Trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố cùng với cơ sở KCB chuẩn bị đầy đủ lượng thuốc liên quan đến việc KCB, nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bị cách ly, dù là cách ly tập trung hay tại nhà có nhu cầu KCB, ngoài chi phí đặc trị cho Covid-19 còn những chi phí còn lại của người có thẻ BHYT sẽ được cơ quan BHXH chi trả 100%. Quỹ BHYT thanh toán chi phí cho những người có thẻ BHYT đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, khó thở và xét nghiệm chẩn đoán bệnh trong trường hợp âm tính với Covid-19. Nếu có kết quả dương tính và cần điều trị tiếp, toàn bộ chi phí điều trị và xét nghiệm cũng do ngân sách nhà nước chi trả.
BHXH Việt Nam cũng có văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thống nhất với ngành y tế về vấn đề trong quy định cần bổ sung nguồn kinh phí đặc thù cho việc chống dịch bệnh. Nếu các địa phương nhận thấy cần thiết phải có nguồn kinh phí phòng, chống và dập dịch thì cần sớm cho ý kiến để BHXH Việt Nam tổng hợp, báo cáo Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và chủ động nguồn kinh phí trong năm 2020 để phòng, chống dịch bệnh.
Mới đây, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm hạn chế việc tập trung đông người bệnh tại cơ sở KCB, tránh lây lan dịch bệnh Covid-19, các bác sĩ, y sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày không quá 3 tháng.
Đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc bị nhiễm Covid-19 thì thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh, có giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở KCB có thẩm quyền cấp đúng, đủ nội dung theo quy định tại Thông tư số 56 của Bộ Y tế thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Theo số liệu trên Hệ thống Thông tin giám định BHYT, từ 1-1-2020 đến 15 giờ ngày 20-3-2020 cả nước có 34.486.954 lượt KCB BHYT (ngoại trú là 31.510.845 lượt, nội trú là 2.976.109 lượt). Tổng chi KCB BHYT cơ sở KCB đề nghị quỹ BHYT thanh toán là 19.300 tỉ đồng. Trong đó, số lượt KCB BHYT cơ sở KCB đề nghị cơ quan BHXH thanh toán trong tháng 1 và tháng 2 là 26.693.949 lượt, tăng 198.319 lượt so với cùng kỳ năm trước (tăng 0,7%); tổng chi phí đề nghị cơ quan BHXH thanh toán là 14,846 nghìn tỉ đồng, tăng 0,912 nghìn tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước (tăng 6,5%).
Hỗ trợ Nhân dân thực hiện khai báo y tế điện tử
BHXH Việt Nam đã triển khai dịch vụ tin nhắn thông báo mã số BHXH, BHYT đến người tham gia phục vụ cho việc khai việc khai báo y tế điện tử. Đồng thời, qua kênh truyền thông của các cơ quan báo chí, qua Cổng Thông tin, Fanpage Facebook và Trung tâm Dịch vụ khách hàng của BHXH Việt Nam để hướng dẫn người dân có thể chủ động tra cứu mã số này.
Doanh nghiệp gặp khó khăn bởi dịch Covid-19 được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị tham gia BHXH
Về phía người lao động, người sử dụng lao động đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 khi tình hình sản xuất đình trệ, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 860 hướng dẫn BHXH các địa phương thực hiện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, điều kiện đối với các doanh nghiệp, đơn vị thuộc diện tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất gồm những trường hợp sau.
Gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó, số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
Hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi cơ quan BHXH để tạm dừng tính thu quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp. Trong đó, thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc đối với doanh nghiệp thuộc UBND địa phương quản lý, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý, do Bộ, ngành xác định, số lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với doanh nghiệp thuộc UBND địa phương quản lý, do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý, do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định. Giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan xác định số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tạm thời nghỉ việc, hoặc cơ quan xác định giá trị tài sản bị thiệt hại có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời doanh nghiệp.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương tiếp nhận, giải quyết ngay hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 6-2020 ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và không tính lãi theo quy định. Trong trường hợp đến hết tháng 6-2020 mà dịch Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm, nếu doanh nghiệp có đề nghị, thì kịp thời phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo UBND tỉnh, thành phố gửi BHXH Việt Nam xem xét, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến tháng 12-2020.
Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra, nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ ốm đau, thai sản, quỹ TNLĐ-BNN, quỹ BHYT và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đặc biệt, kết thúc thời gian tạm dừng đóng (hết tháng 6-2020), kịp thời thông báo và đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ các quỹ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất, bao gồm cả việc đóng bù quỹ hưu trí và tử tuất của thời gian tạm dừng đóng trước đó.
Công văn cũng nhấn mạnh, BHXH các địa phương phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo đúng quy định của pháp luật, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh lạm dụng, trục lợi.
Hiện nay, tỷ lệ đóng vào các quỹ BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất), BHYT và bảo hiểm thất nghiệp là 32% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng. Trong đó, đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ là 22%, trên 2/3 tổng số tiền đóng vào các quỹ.
Trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận TCTN phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm Covid-19, BHXH Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền TCTN.
Góp phần ổn định đời sống của người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Trong quý I/2020, số người được chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp (TCTN) ước thực hiện là 378.178 người, tăng khoảng 9,11% so với cùng kỳ năm 2019 (346.582 người) với số tiền được chi trả ước thực hiện là 2.119 tỉ đồng. Số người được chi trả hỗ trợ học nghề ước thực hiện là 8.160 người, tăng khoảng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019 (7.409 người) với số tiền chi trả ước thực hiện là 18 tỉ đồng.
Đối với các trường hợp người lao động bị thất nghiệp đang chờ nhận TCTN phải đi cách ly y tế hoặc bị nhiễm Covid-19 không thể đến nhận tiền TCTN theo thời hạn quy định (chỉ ảnh hưởng đối với những trường hợp không đến nhận tiền nhưng gần quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn hưởng ghi trên quyết định), hiện BHXH Việt Nam đang đề xuất cơ quan chức năng cho phép lùi thêm thời gian nhận tiền TCTN bằng thời gian cách ly y tế hoặc điều trị do nhiễm Covid-19 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Toàn ngành BHXH chung sức phòng, chống dịch Covid-19
Trong suốt hơn 2 tháng vừa qua, trong nội bộ ngành, BHXH Việt Nam đã kịp thời, chủ động ban hành nhiều công văn để quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế như phun thuốc khử trùng, tổng vệ sinh toàn cơ quan, trang bị nước rửa tay tại các phòng làm việc, yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện đeo khẩu trang khi làm việc, họp, cắt giảm các cuộc họp, hội nghị… góp phần chung tay cùng cộng đồng hạn chế sự lây lan, phòng chống dịch Covid-19.
Về phía các địa phương, hiện nay, BHXH các tỉnh, thành phố cũng đã và đang tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 như tăng cường các hình thức giao dịch điện tử, qua hệ thống bưu điện nhằm hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc và lây lan dịch bệnh. Đối với công tác thu BHXH tự nguyện, trong bối cảnh không thể tổ chức các hội nghị tập trung, BHXH các tỉnh và hệ thống đại lý đều tổ chức truyền thông theo nhóm nhỏ tại các hộ dân cư tiềm năng, các tiểu thương tại các khu phố, chợ với các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn khi đi tuyên truyền. BHXH các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động khi có phát sinh, đặc biệt là các trường hợp thất nghiệp do dịch bệnh, các trường hợp người lao động phải nghỉ việc để cách ly, KCB BHYT…
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam