欢迎来到88Point

88Point

【kqbd tt hn】Phòng ngừa rủi ro từ kinh tế chia sẻ

时间:2025-01-24 22:28:04 出处:Cúp C1阅读(143)

Chia sẻ “rủi ro” phù hợp
Lấp khoảng trống quản lý thuế đối với kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ: Một mô hình tiện ích mới
“Cởi trói” cho kinh tế chia sẻ
Phòng ngừa rủi ro từ kinh tế chia sẻ
Ảnh minh họa: ST

Bên cạnh mặt được, không ít chuyên gia cũng nhấn mạnh loại hình này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, điển hình là huy động đầu tư quá mức. Các DN KTCS trong nước có nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm và “lũng đoạn”.

Nhìn vào thực tế dễ thấy, tình trạng này đã và đang diễn ra tại nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Câu chuyện Grabcar, Uber, Fastgo… đầu tư mở thị trường và phát triển mạng lưới chi phối thị trường dịch vụ vận tải trực tuyến Việt Nam là ví dụ điển hình. Tương tự, lĩnh vực dịch vụ chia sẻ phòng ở cũng chủ yếu do Airbnb, Expedia,… chi phối. Với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường dịch vụ P2P lending hiện cũng đang chủ yếu do các nhà đầu tư có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Indonesia, Singapore… chi phối.

Điều đáng lưu ý được đại diện CIEM nhấn mạnh là hệ thống pháp luật hiện tại không theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều "lỗ hổng" để các DN nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.

Cũng phải nói thêm rằng, KTCS thậm chí còn chứa đựng những rủi ro về sự cạnh tranh không công bằng giữa kinh doanh truyền thống và KTCS; nảy sinh xung đột lợi ích trong xã hội gây mất việc làm ở khu vực kinh tế truyền thống, lãng phí tài sản đã đầu tư của các DN truyền thống, gây bất bình đẳng trong xã hội...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay, dễ thấy KTCS sẽ ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Bài toán đặt ra cho Việt Nam là làm sao tận dụng tốt nhất những cơ hội, lợi thế mà loại hình này đem lại, đồng thời hạn chế tối đa hệ lụy có thể xảy ra.

Để phát triển mô hình KTCS, không ít chuyên gia đưa ra kiến nghị trước tiên Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đánh giá tác động của từng loại hình KTCS trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình, qua đó đề xuất cơ chế quản lý phù hợp. Ngoài ra, sớm ban hành Nghị định quy định cụ thể về các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới, có loại hình KTCS theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 cũng là yếu tố cần chú trọng.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: