Đó là một trong những lý do để Chính phủ đề nghị nâng mức dư nợ vay của ngân sách Thành phố từ 70% lên 90%,ơchếđặcthùchoHàNộiĐềnghịnângmứcdưnợvaylêbayern munich vs union berlin khi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách tài chính- ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, chiều 27/4.
Tương đồng với TP.HCM
Tại dự thảo, Chính phủ đề nghị được nâng mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp và nằm trong tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra đề xuất của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. |
Lý do của đề xuất này là theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Hà Nội, nhu cầu vốn đầu tưcông giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 300.000 tỷ đồng, trong khi Thành phố chỉ cân đối ngân sách được 105.000 tỷ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư phát triển tập trung cho các dự ántrọng điểm nhằm sớm triển khai đồng bộ, hoàn thành, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả là hết sức cần thiết. Dự kiến trong thời gian tới, Hà Nội vay lại từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài đã ký Hiệp định để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm khoảng 23 nghìn tỷ đồng (trên 1 tỷ USD).
Thẩm tra nội dung Chính phủ trình, đa số ý kiến tại Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đồng ý với việc nâng mức dư nợ vay của ngân sách Hà Nội lên 90% để bảo đảm tương đồng với cơ chế đặc thù của TP.HCM, nhằm tạo dư địa cho Thủ đô có thể tăng quy mô vay vốn đầu tư một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, trong bối cảnh nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp và các dự án ODA về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đã được chuyển từ cơ chế cấp phát sang cơ chế cho địa phương vay lại .
Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên mức dư nợ vay của ngân sách Thành phố là 70% như quy định hiện hành. Vì với tỷ lệ 70% đã cao hơn mức quy định của Luật Ngân sách nhà nước là 60%. Mặt khác, trên thực tế, tính đến ngày 31/12/2019 thì dư nợ vay của Thành phố mới đạt khoảng 12% mức dư nợ cho phép (11,4 nghìn tỷ đồng/71,4 nghìn tỷ đồng).
Không xem xét điều chỉnh chính sách tiền lương
Bên cạnh nội dung trên, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cũng nhất trí với chủ trương cho phép UBND thành phố Hà Nội được tạm ứng sử dụng Quỹ dự trữ tài chính để đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng và thời hạn tạm ứng là 36 tháng.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm đề nghị Chính phủ cần hướng dẫn cụ thể về mức tạm ứng, cơ chế quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ khoản vốn đầu tư này; bảo đảm an toàn Quỹ dự trữ tài chính và thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.
Một đề nghị khác cũng được cơ quan thẩm tra nhất trí là cho phép HĐND Thành phố được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp Thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và chi an sinh xã hội.
Đây cũng là quy định phù hợp với cơ chế đặc thù của TP.HCM, báo cáo thẩm tra so sánh.
Về đề nghị của Chính phủ cho phép Thành phố được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng không nên xem xét điều chỉnh lúc này. Vì trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Đề án cải cách tiền lương mới từ tháng 7/2021 để thực hiện Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương về cải cách tiền lương.
Về thời hạn áp dụng, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí áp dụng cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Hà Nội là từ năm ngân sách 2020 đến năm 2022. Riêng quy định về tạm ứng Quỹ Dự trữ tài chính được thực hiện từ năm 2020, vì như vậy là phù hợp với thời hạn theo cơ chế đặc thù đối với TP.HCM.