【kết quả trận deportivo】Tạo bước đột phá để Ngọc Hiển phát triển
(CMO) Khi chia tách ngày 1/1/2004, huyện Ngọc Hiển còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, cùng sự đồng thuận của người dân đã tạo đà cho Ngọc Hiển phát triển, đời sống người dân ngày một vươn lên.
Ông Nguyễn Văn Bảy, ấp Kinh Đào, thị trấn Rạch Gốc, tâm sự: “Ngọc Hiển trước đây tôm cá nhiều lắm, vậy mà người dân vẫn khó khăn, sản phẩm bán buôn khó lắm, thương lái ép giá...”.
Trong suy nghĩ của ông Bảy, vùng xa xôi, khó khăn như Ngọc Hiển biết đến khi nào mới có được con lộ, biết khi nào trẻ em mới đến trường bằng xe đạp. Người dân ở đây sẽ mãi phụ thuộc vào con nước ròng, nước lớn để đi lại.
Vậy mà người dân sinh sống vùng quê hẻo lánh ở ấp Kinh Đào lại được đi trên con lộ bê-tông.
“Khi nghe Nhà nước đầu tư xây dựng lộ, thấy sung sướng vô cùng. Có lộ, đời sống nhân dân khởi sắc rõ nét. Nhà cửa xây dựng khang trang, quê hương thay da đổi thịt. Giờ chỉ cần ngồi nhà, xe cộ, thương lái đến tận nơi thu mua tôm cá. Không vừa giá mối này thì chờ mối khác. Trẻ con học hành cũng khoẻ, các cháu tự chạy xe đạp đến trường”, ông Bảy phấn khởi chia sẻ.
14 năm chia tách, Ngọc Hiển đang trên đà khởi sắc. Số nhà kiên cố đạt 70%. Huyện đã phát triển được 154 km lộ nhựa, trên 365 km lộ bê-tông đấu nối về các ấp. Trên 98% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng, tăng 22 triệu đồng so thời chia tách huyện.
Phát triển kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn. |
Đặc biệt, tuyến đường Hồ Chí Minh được xây dựng, cầu Năm Căn được đưa vào sử dụng đã nối mạch giao thông từ Cao Bằng đến Mũi Cà Mau, tạo điểm nhấn quan trọng của mảnh đất cực Nam.
Ông Tiết Văn Thẹo, ấp Duyên Hải, xã Tân Ân Tây, tâm sự: “Giờ xe 4 bánh đã chạy được đến đây rồi, bà con muốn đi tỉnh ngoài có xe tới nơi rước. Mạng internet cũng được trang bị tận nhà, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Vùng quê ven biển đã khởi sắc”.
"Ở đâu đó vẫn còn khó khăn, nhưng không bằng ngày xưa. Ngày xưa đốt đèn dầu, giờ xài điện, chưa có lộ nông thôn thì Nhà nước đang có những đề án, lộ trình để thực hiện. Trẻ em được đến trường, không còn dang dở việc học như ngày xưa do cách trở đi lại", ông Huỳnh Văn Tuôi, thị trấn Rạch Gốc, tỏ bày.
Trong niềm vui chung, phải kể đến xã Tân Ân. Trước đây dù gần trung tâm huyện nhưng xã Tân Ân cách biệt bởi sông Rạch Gốc, giao thương, đi lại phải bằng đò. Thế rồi cây cầu Rạch Gốc được xây dựng, đưa vào sử dụng năm 2018 đã xoá thế cách biệt của ốc đảo Tân Ân.
Chủ tịch UBND xã Tân Ân Nguyễn Phương Nam phấn khởi: “Có được cây cầu Rạch Gốc nối nhịp, mọi giao thương hàng hoá của người dân được thực hiện bằng đường bộ, giảm chi phí vận chuyển, từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển".
Mỗi năm Ngọc Hiển luôn xây dựng kế hoạch để tạo bước đột phá quan trọng nhằm khẳng định tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đại bộ phận người dân trên địa bàn.
Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Nguyễn Trường Giang cho biết: “Ngọc Hiển được sở hữu những lợi thế từ sự đầu tư của Trung ương, tỉnh như: Điện gió Khai Long, Khu Du lịch Đất Mũi, cột cờ Hà Nội. Vui hơn khi Cảng nước sâu Hòn Khoai được khởi công xây dựng, hạ tầng được đầu tư, từ đó sẽ thu hút lượng doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngọc Hiển phát huy tiềm năng kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế du lịch tương lai”./.
Chí Hiểu
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/778d798765.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。