您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【ban xep han ngoai han anh】Chàng trai Huế làm giám khảo cuộc thi âm nhạc quốc tế 正文

【ban xep han ngoai han anh】Chàng trai Huế làm giám khảo cuộc thi âm nhạc quốc tế

时间:2025-01-25 06:21:30 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Chàng trai người Huế Cao Đình Thắng với những ấp ủ quảng bá âm nhạc dân tộc trên đất NgaQuảng bá âm ban xep han ngoai han anh

Chàng trai người Huế Cao Đình Thắng với những ấp ủ quảng bá âm nhạc dân tộc trên đất Nga

Quảng bá âm nhạc dân tộc

Cuối năm 2019,àngtraiHuếlàmgiámkhảocuộcthiâmnhạcquốctếban xep han ngoai han anh tại lễ trao giải cuộc thi âm nhạc quốc tế “Tài năng vàng” tổ chức tại thành phố Orenburg (Liên bang Nga), Cao Đình Thắng là gương mặt của Việt Nam xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh khác giành giải ba hạng mục “Sáng tác” với tác phẩm “Những ngày mùa đông” dành cho piano.

Cũng trong năm qua, Thắng được Hội Nhạc sĩ Moscow phê duyệt tham dự biểu diễn tác phẩm tại Festival âm nhạc quốc tế “Mùa thu Moscow”, một trong những festival âm nhạc lớn nhất Liên bang Nga. Ngoài ra, Thắng còn được mời làm thành viên ban giám khảo trong cuộc thi quốc tế về sáng tác âm nhạc dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên tại Học viện Âm nhạc quốc gia Tchaikovsky.

Được trình diễn tại Festival âm nhạc quốc tế “Mùa thu Moscow”, tác phẩm “Concerto” cho kèn Trumpet và dàn nhạc hơi được giới học thuật, thính giả ở Nga đón nhận bởi những giai điệu lạ được lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian của Việt Nam. Khi nghe giáo sư bảo rằng: “Tôi cảm nhận được chất âm nhạc Việt Nam trong tác phẩm của cậu”, Thắng sung sướng lắm! Chàng trai chia sẻ: “Trong tác phẩm này, em sử dụng chất liệu âm nhạc của 3 miền Bắc - Trung - Nam, đây là những chất liệu âm nhạc truyền thống em đã tiếp xúc, tìm hiểu và thấm nhuần từ những năm tháng ở quê nhà. Trong tác phẩm này, em gửi vào đó tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình. Khi viết nó, em nhìn thấy ruộng lúa, lũy tre quê nhà, nhìn thấy lễ hội, con thuyền trên sông…”. 

Trò chuyện với Thắng, tôi cảm nhận tình yêu với nghệ thuật, với văn hóa dân tộc ở chàng trai này rất lớn. Từ tình yêu ấy, Thắng ứng dụng chất liệu âm nhạc dân tộc vào tác phẩm. “Khoảng thời gian theo học, em nhận ra những nhạc sĩ, nghệ sĩ lớn nổi tiếng thế giới đều có những sáng tác mang âm hưởng của dân tộc mình, lấy chất liệu dân tộc để hàn lâm hóa vốn truyền thống. Như nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky có nhiều tác phẩm mang giai điệu dân gian của người Slav, góp phần rất lớn quảng bá âm nhạc, văn hóa của dân tộc mình ra thế giới”, Thắng bộc bạch.

Đây cũng là lý do mà những năm tháng học tập tại Nhạc viện Tchaikovsky, Thắng luôn tìm cách khai thác các chất liệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trên đất Cố đô, tâm hồn Thắng thấm đẫm những giai điệu ngọt ngào của ca Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Bởi vậy, trong quá trình sáng tác, Thắng đã tìm cách đưa những chất liệu này vào một số tác phẩm giao hưởng, như tổ khúc cho dàn nhạc dây mang tên “Hoài niệm”, tổ khúc cho dàn nhạc hơi mang tên “Yếm đào”, khúc dạo đầu cho piano mang tên “Sông quê”…

Đam mê, khổ luyện

Sinh năm 1995, sau khi tốt nghiệp song song THPT và hệ sơ - trung cấp piano (hệ 9 năm) ở Học viện Âm nhạc Huế, Cao Đình Thắng đỗ thủ khoa Khoa Lý luận, Sáng tác và Chỉ huy, Học viện Âm nhạc Huế. Năm 2014, Thắng nhận được học bổng của Nhà nước đi du học chuyên ngành sáng tác âm nhạc tại Nga.

Muốn thử sức ở môi trường chuyên nghiệp: Học viên Âm nhạc quốc gia mang tên Tchaikovsky có bề dày hơn 150 năm, chàng trai trẻ phải cố gắng rất nhiều. Khi được cử sang Nga học, Thắng mới biết là để vào được Nhạc viện Tchaikovsky, em sẽ phải thi đầu vào và có 3 tháng chuẩn bị trong khi vốn tiếng Nga lúc ấy chỉ dừng ở những kiến thức căn bản. Hơn thế nữa, Thắng không được thi theo hệ của lưu học sinh nước ngoài mà phải thi theo hệ của sinh viên bản xứ.

Vượt qua kỳ thi, qua những khó khăn ban đầu khi một mình ở đất khách quê người, Thắng nhanh chóng hòa nhập, rèn luyện vốn tiếng Nga và củng cố, trau dồi kiến thức chuyên môn để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc. Đến nay, chàng trai người Huế đang theo học năm cuối tại Học viên Âm nhạc quốc gia Tchaikovsky và được xem là tài năng âm nhạc khi từng nhiều lần đoạt các giải cao trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế.

Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, cha là nhà giáo ưu tú Cao Chí Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, vốn là giảng viên ba-lê; mẹ là giảng viên dạy ca Huế, từ nhỏ, bố mẹ đã nhìn thấy ở Cao Đình Thắng năng khiếu âm nhạc và cho con học piano khi mới 5 tuổi. Càng học, Thắng cảm thấy niềm đam mê dành cho âm nhạc càng lớn.

Cao Đình Thắng tâm sự, em cảm thấy may mắn và tự hào khi được theo học tại Học viện Âm nhạc Tchaikovsky, nơi mà các nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam, như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, các nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Đỗ Nhuận, Trọng Đài… từng học. Ở ngôi trường âm nhạc hàn lâm nổi tiếng, Thắng có môi trường học tốt, với những người thầy tận tâm, môi trường năng động, tiếp thu thêm nhiều trường phái âm nhạc mới, được tạo điều kiện để có thể biểu diễn, công bố tác phẩm. Tác phẩm của Thắng luôn có chủ đề, hòa âm hay, giai điệu đẹp, mọi đối tượng đều có thể nghe và được các giáo sư, đồng nghiệp, bạn bè đánh giá cao về hình tượng nghệ thuật, tính giai điệu trong âm nhạc.

Bài: MINH HIỀN

Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP