【cremonese vs】Hành trình thực phẩm sạch
Ngày cuối năm,ựcphẩmsạcremonese vs khi những tia nắng xuân còn chưa kịp xuyên qua kẽ lá thì ở các điểm chợ, dòng người tấp nập chen chúc nhau chọn lựa thực phẩm ngon, an toàn để chuẩn bị cho mâm cơm tất niên.
Những mẻ bún vừa mới ra lò tại cơ sở Huỳnh Đức được giao cho khách hàng ngay trong đêm.
Tại quầy hàng nông sản nằm trong nhà lồng chợ Vị Thanh, chúng tôi bị thu hút bởi câu chuyện của một người phụ nữ chạc tuổi 30 tên là Phùng Thị Hồng, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, đang giả lả với người bán hàng rằng: “Luồng thông tin về thực phẩm bẩn, rau, củ lưu tồn thuốc tăng trưởng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; thịt, cá chứa chất cấm gây ung thư luôn nhan nhản trên các phương tiện truyền thông. Chúng ám ảnh tôi mỗi khi đi chợ nên tết này chú ý chọn mua những loại rau, quả sạch mới được”.
Nhiều mô hình mới ra đời
Thực phẩm kém an toàn là tâm lý lo ngại chung của người tiêu dùng trước chất lượng hàng hóa nông sản mùa tết. Bởi thực tế ngày nay, khi tìm mua thực phẩm, các bà nội trợ đều yêu cầu đủ hai tiêu chí là “ngon” và “lành”. Trong đó, khái niệm “lành” được hiểu là sự an toàn của sản phẩm sau sử dụng. Nắm bắt xu thế trên, tại Hậu Giang, các mô hình sản xuất nông sản, thực phẩm sạch dần hình thành. Nhiều tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh cũng ngày càng ý thức và chú trọng hơn trong việc cung ứng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
Chúng tôi tìm về khu vực 2, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, để “mục sở thị” quy trình làm bún sạch của cơ sở Huỳnh Đức. Cơ sở này không chỉ cung cấp sỉ cho các chợ đầu mối trên địa bàn, mà sản phẩm còn được bày bán trong Siêu thị Co.opMart Ngã Bảy. Ở đây, dây chuyền sản xuất bún máy cải tiến đã giúp tiết kiệm tối đa nhân công, thời gian và chất lượng sản phẩm. Lúc nửa đêm, khi mọi vật chìm trong tĩnh lặng thì tại lò bún Huỳnh Đức, không khí lao động bắt đầu rộn ràng hẳn lên. Hơi ấm của những mẻ bún mới ra lò bốc khói, mùi thơm lừng của men gạo hòa quyện vào hương xuân lành lạnh tạo nên một cảm giác đặc trưng khó tả.
Bên ly trà nóng và dĩa mứt gừng vàng hực, đôi mắt ông Trương Huỳnh Đức (chủ cơ sở) bỗng nhiên đăm chiêu hồi tưởng lại: “Cái nghề làm bún của gia đình đã qua 5 đời cha truyền con nối. Vừa làm, vừa đi tham quan học hỏi nhiều nơi, tôi mới chợt nhận ra rằng mình phải thay đổi để thích ứng với xu thế thị trường, tạo đà vươn xa cho sản phẩm. Muốn vậy, cần có một dây chuyền sản xuất bún máy tiên tiến thay cho cách làm truyền thống. Hơn hết là tuân thủ nghiêm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi tôi luôn kỳ vọng nhãn hiệu bún Huỳnh Đức sẽ ngày càng được tin tưởng hơn nữa trên thị trường và vươn xa đến các tỉnh láng giềng”.
Dẫn lối chúng tôi tham quan hệ thống máy làm bún, ông Đức thông tin thêm: “Sau quá trình xay, đãi gạo, li tâm bột rồi đưa vào máy nén. Những sợi bún tươi và thơm ngọt ra đời, rồi tiếp tục được đóng gói thành phẩm có trọng lượng là 1kg và 5kg. Bên ngoài bao bì có ghi rõ nơi xuất xứ, chỉ tiêu chất lượng, cam kết an toàn cho người tiêu dùng. Từ đây, sản phẩm bún Huỳnh Đức được đổ về các chợ, siêu thị để phục vụ khách hàng. Trung bình mỗi ngày cơ sở của tôi cung ứng cho thị trường khoảng 1,5 tấn bún. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, số lượng tiêu thụ có thể tăng lên gấp đôi, ba lần ngày thường”.
Sự kỳ vọng của ông Đức hoàn toàn có cơ sở, khi tết này, 4 điểm bán thực phẩm tiện ích sẽ được mở cửa trên địa bàn thành phố Vị Thanh để phục vụ người tiêu dùng. Tại đây, từ sản phẩm đóng gói đến các mặt hàng tươi sống đều có xác nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Riêng rau màu được lấy từ nguồn địa phương, cũng được thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xây dựng nhãn hiệu rau sạch Hậu Giang
Vừa tưới nước xong đám cải trời sau nhà, ông Dương Văn Mách, ở khu vực 3, phường V, thành phố Vị Thanh cho rằng, dù ngày tết nhưng các loại rau đồng như cải trời vẫn hút hàng nên giá thường dao động ở mức 15.000-20.000 đồng/kg. “Là nông dân của chuỗi rau an toàn, tôi không dùng nhiều phân, thuốc và chỉ phun loại có nguồn gốc sinh học. Quan trọng nhất là phải cách ly an toàn trước khi nhổ bán”. Vì thế, rau của ông Mách nhiều lần được cơ quan có thẩm quyền là Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hậu Giang lấy mẫu kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn an toàn.
Để sản phẩm được bày bán ở các cửa hàng thực phẩm tiện ích, nông dân phải tuân thủ quy trình canh tác nghiêm ngặt.
“Với niềm tin vào chất lượng rau mình trồng, chúng tôi mong mỏi góp phần xây dựng nhãn hiệu rau sạch của Hậu Giang và có được chỗ đứng trên thị trường, từ đó mới kỳ vọng giá bán cao”, ông Mách khẳng định. Còn theo thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hậu Giang, hiện có 10 nông dân tham gia chuỗi rau an toàn với quy trình quản lý nghiêm ngặt. Nghĩa là từ lúc mới triển khai thực hiện, đơn vị cho lấy mẫu đất, nước để kiểm tra khả năng lưu tồn các kim loại nặng như Asen, chì, thủy ngân… Đây là những chất độc hại không cho phép lưu tồn trong thực phẩm, theo quy định của Bộ Y tế.
Riêng ở khâu gieo trồng, nông dân lập sổ theo dõi liều lượng, cụ thể là tên thuốc, thời gian phun xịt, lưu ý chỉ sử dụng thuốc nằm trong danh mục cho phép. Trước khi thu hoạch, các sản phẩm rau sẽ được lấy mẫu giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; kèm với đó là việc gắn nhãn mác rau sạch, cam kết an toàn của nơi sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng. Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hậu Giang, cho hay: “Ngoài việc hỗ trợ nông dân về kỹ thuật canh tác, chúng tôi còn đề xuất chủ trương “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi, hệ thống cửa hàng cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2020”. Theo đó, đơn vị sẽ phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế tỉnh để xúc tiến thương mại tìm đầu ra nông sản cho nông dân trong chuỗi. Mặt khác, nỗ lực liên kết với nơi tiêu thụ và mua bán thực phẩm an toàn như hệ thống các siêu thị, hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn ở các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là đầu mối tiêu thụ nông sản ở Thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo đầu ra ổn định lâu dài, giúp người dân an tâm sản xuất”.
Các sản phẩm được bày bán bên trong cửa hàng thực phẩm tiện ích được tin tưởng bởi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, từ nông dân, nhà sản xuất - cung ứng, cho đến thị trường tiêu thụ, 3 “mắc xích” ấy sẽ là mối liên kết chặt chẽ để tạo nên những sản phẩm sạch đúng quy trình, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; từng bước khẳng định vị thế “thực phẩm sạch” của Hậu Giang trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trước mắt là giải quyết nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người dân trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 này.
Theo kế hoạch của Sở NN&PTNT tỉnh về “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi, hệ thống cửa hàng cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản xác nhận an toàn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ năm 2016-2020” sẽ được phân kỳ thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (bắt đầu từ năm 2016-2017), triển khai xây dựng 3 mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, có xác nhận trên sản phẩm về nguồn gốc thực vật hay động vật; hỗ trợ 5 cửa hàng cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản xác nhận an toàn (trước hết là ưu tiên những khu vực đông dân cư). Giai đoạn 2 (2018-2020), phát triển và nhân rộng thêm 9 mô hình chuỗi, hệ thống cửa hàng tiện ích; hỗ trợ thêm 15 cửa hàng cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có xác nhận trên sản phẩm về nguồn gốc thực vật hay động vật ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện Sở NN&PTNT Hậu Giang đã xây dựng tờ trình, hoàn tất các thủ tục để trình UBND tỉnh thẩm định trước khi trình HĐND tỉnh thông qua. |
KỲ ANH
相关推荐
- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- Israel đột kích xưởng tên lửa Hamas, Houthi nêu điều kiện với tàu hàng ở Biển Đỏ
- Bắc Ninh: Tiêu hủy lô mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu trị giá hơn 2 tỷ đồng
- Ukraine hé lộ vũ khí tập kích phá hủy tàu chiến Nga ở Crưm
- Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- Ngành Hải quan xử lý 6.653 vụ việc vi phạm trong 5 tháng
- Virus SARS
- Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế