【lịch thi đấu paris saint germain】Chặn “virus đám đông" phát tác

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-10 09:28:55 来源:88Point 作者:La liga 点击:49次
chan virus dam dong phat tac
Khu vực mặc trang phục phòng chống virus Corona tại khu thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Buổi sáng ngày 7/3/2020,ặnvirusđámđôngquotpháttálịch thi đấu paris saint germain khi đang cùng đoàn công tác Bộ Công Thương tìm hiểu tình hình để cùng địa phương tháo gỡ các khó khăn trong xuất nhập khẩu tại tỉnh biên giới Lạng Sơn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trước thông tin về tình hình mua nhu yếu phẩm tăng đột biến tại các chợ dân sinh và các siêu thị của Hà Nội đã lập tức chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ vào cuộc, cùng với đại diện Sở Công Thương và các nhà phân phối lớn đi kiểm tra nắm tình hình.

Vài tiếng sau chuyến đi thị sát Lạng Sơn, chiều cùng ngày Bộ trưởng đã chủ trì cuộc họp với các nhà phân phối và thông tin được đưa ra tại cuộc họp là hết sức tích cực khi các nhà phân phối cho biết lượng hàng hóa thiết yếu có thể bảo đảm cung ứng tới 300 - 400% so với nhu cầu. Những thông tin đó đã nhanh chóng được truyền tải tới dư luận, và ngay sau cuộc họp Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia và khẳng định, nguồn hàng nhu yếu phẩm cho thủ đô là hoàn toàn bảo đảm, kể cả trong tình huống xấu nhất của dịch bệnh. Tối cùng ngày và những buổi sáng tiếp theo tại các chợ và hệ thống siêu thị đã hoàn toàn không còn thấy cảnh những đám đông vào mua nhu yếu phẩm.

Câu chuyện trên là một ví dụ cho thấy sự chủ động, nắm sát tình hình để lên kịch bản ứng phó thì chẳng những virus Corona mà thứ “virus đám đông” cũng có thể ngăn chặn được, không để phát tác.

Cũng không phải đợi đến khi có dịch Covid-19 thì “virus đám đông” mới xuất hiện. Cũng giống như các chủng virus khác “virus đám đông” cũng ủ êm chờ cơ hội bùng phát, lan rộng. Nhất là giờ đây loại virus này được phát tác mạnh thêm nhờ môi trường mạng xã hội trong vai trò một cộng đồng tưởng tượng.

Theo các nhà tâm lý, nhận tố ảnh hưởng đến tâm lý đám đông nằm ở chỗ có bao nhiêu người giữ ý kiến đó chứ không phải thậm chí bất luân bản thân ý kiến đó ra sao. Nhà tâm lý học Pháp G. Le Bon từ cách đây khá lâu đã nhận ra rằng, tính bốc đồng, tính dễ bị thay đổi, tính dễ bị kích thích đã làm nên tâm lý đám đông. Cùng đó tất cả các tình cảm tốt và xấu của đám đông có hai đặc điểm không khó nhận ra là rất đơn giản và thái quá. Le Bon viết: “Sự thái quá của tình cảm càng trở nên mạnh mẽ bởi nó lan truyền rất nhanh do sự kích hoạt, lây nhiễm và do sự thán phục mà nó nhận được đã làm gia tăng một cách đáng kể mức độ căng thẳng của nó”.

Những gì mà học giả Pháp nói ở trên cũng hoàn toàn đúng khi nhận diện thứ “virus đám đông”. Đám đông ở đây được hiểu có thể bao gồm đám đông mua hàng, đám đông kỳ thị, đám đông lan truyền thông tin thất thiệt cùng nhiều đám đông khác có thể còn chưa lộ sáng. Cơ chế lây lan, cộng hưởng của những “chủng” mới của “virus đám đông” cũng không khác mấy với virus Corona và nhiều loại virus khác.

Cái điển hình mang tính nguy hại của cộng đồng tưởng tượng là họ cho phép mình làm mọi thứ mà không phải chịu trách nhiệm, đồng thời là mảnh đất lý tưởng cho “virus đám đông” phát tác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực dập tắt khủng hoảng của chính quyền. Đám đông đi mua hàng có thể tạo một tâm lý sốt giả tạo, đám đông lan truyền thông tin thất thiệt có thể làm nhiễu những định hướng mang tính quyền lợi thiết thân của người dân mà lẽ ra họ được hưởng. Còn đám đông kỳ thị trong khi có vẻ như mang gương mặt đạo đức nhưng thực chất nó lại góp phần tạo ra những “chủng virus” khác nguy hại hơn.

Trở lại câu chuyện “vét” hàng như đã nêu trên trước khi nó kịp thời được xử lý cho thấy, mặc dù kinh tế thị trường đã được thực hiện ở Việt Nam từ trên 30 năm nay, có vẻ như nhiều người vẫn chưa quen được với nền kinh tế này ít ra là trên phương diện tâm lý tiêu dùng cho đến việc hành xử khi có những khủng hoảng nhất thời.

Ở một khía cạnh khác, sự xuất hiện của những “chủng” của “virus đám đông” như đã nhận diện ở trên cho thấy nhiều câu chuyện đặt ra cho vấn đề thông tin. Tại cuộc họp nói trên của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh với các hiệp hội ngành hàng, đại diện một hệ thống phân phối đã tha thiết đề nghị các phương tiện truyền thông rằng, họ có thể nói, có thể đưa và phản ánh việc đi mua vét hàng cho dù có thể nhất thời nhưng việc đưa, chiếu đi chiếu lại nhiều lần cảnh đám đông đổ xô vào siêu thị hay ra chợ vét từng thùng mì tôm hay cân thịt có thể khiến cho người đọc, người xem hiểu nhầm, hiểu không đúng các nỗ lực bình ổn thị trường.

Có thể ông này nói đúng nhưng ở một góc độ nào đó, cách thức các phương tiện truyền thông phản ảnh sự việc nếu không được quan tâm chú ý cũng có thể vô tình đưa công chúng rơi vào điểm mù thông tin và khi đó cũng chính là lúc “virus đám đông” phát tác.

Bài học thành công từ giai đoạn đầu của việc phòng chống dịch Covid-19 cho thấy để ngăn chặn virus Corona cũng như “virus đám đông” bên cạnh việc công khai minh bạch thông tin, tuyệt đối không dấu dịch thì cũng rất cần một chiến lược truyền thông về y tế, dịch tễ, thị trường hiệu quả để không tạo ra các vùng trũng, điểm mù thông tin.

Trên mạng xã hội mới đây có một ý kiến khá thú vị nói rằng, trước đây đã có lúc khi Tổ quốc yêu cầu, bạn có thể lên đường. Nay khi Tổ quốc yêu cầu, bạn có thể đứng yên. Nếu như hiểu đúng ý của người viết này, “yên” ở đây không phải là yên vị, không hành động gì mà “yên” trong tâm tưởng để khởi nguồn cho những hành xử thông minh, tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và xã hội cũng như xây dựng thói quen đặt niềm tin vào cơ chế giải quyết dịch bệnh của các cơ quan chức năng.

Và khi đấy, “virus đám đông” tự khắc theo gió tan đi, để lại một không khí quang đãng.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接