当前位置:首页 > Thể thao

【nha cai online】Thúc đẩy áp chuẩn VietGap trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 8/10,úcđẩyápchuẩnVietGaptrongnuôitrồngthủysảnha cai online Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội thảo giới thiệu quy chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất tốt) và thúc đẩy áp dụng quy chuẩn này trong nuôi trồng thủy sản.

Với mục đích nâng cao sự hiểu biết, chia sẻ thông tin, hợp tác và đẩy mạnh việc sử dụng các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý về nuôi trồng thủy sản (NTTS), các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh cũng như các tổ chức cấp giấy chứng nhận.

VietGAP cho sản phẩm thủy sản được hiểu nôm na là quy phạm thực hành áp dụng trong NTTS nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Trọng tâm của VietGap là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống, các loại thuốc cũng như hóa chất sử dụng trong suốt quá trình nuôi. Xa hơn, VietGAP hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tạo thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam.

VietGap

Hội thảo đẩy mạnh áp chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh Đỗ Doãn

Theo ông Như Văn Cẩn, chuyên viên Vụ Nuôi trồng thủy sản, thực trạng ngành NTTS phát triển nóng trong giai đoạn 2000 - 2010 đã tạo nên tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh dịch và trước sức ép từ thị trường tiêu dùng, thị trường nhập khẩu; cộng với nỗi lo của người tiêu dùng về tình trạng tồn dư chất cấm, chất kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản… việc áp chuẩn VietGAP vào quy trình NTTS là hết sức cần thiết.

Trên thực tế, VietGAP mang lại lợi ích cho tất cả các bên như người nuôi sẽ quản lý cơ sở nuôi một cách khoa học, tạo ra được sản phẩm sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chứng minh được chất lượng sản phẩm và tạo dựng được mối quan hệ tốt với người lao động; còn nhà phân phối và người tiêu dùng sẽ có được nguyên liệu hoặc sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, giảm tần suất chi phí kiểm tra, nhận biết sản phẩm thông qua mã số chứng nhận và có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm…

Ích lợi là vậy nhưng hiện tại cả nước hiện mới chỉ có 6 doanh nghiệp thủy sản lớn được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Nguyên nhân là do việc triển khai VietGAP gặp khá nhiều khó khăn như phải thay đổi nhận thức và tập quán của người sản xuất, người tiêu dùng; sự đáp ứng về cơ sở vật chất của các cơ sở nuôi nhỏ lẻ; thói quen ghi chép của người nuôi…

Theo ông Philippe Bacac, Tổng Giám đốc Metro Cash & Carry Việt Nam, việc ứng dụng quy chuẩn VietGAP trong thủy sản hiện vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và tin tưởng rằng sẽ sớm được triển khai rộng rãi.

“Quy chuẩn VietGAP không chỉ giúp Việt Nam phát triển NTTS bền vững, đảm bảo năng suất, sản lượng mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và cộng đồng”, ông Philippe Bacac nói./.

Đỗ Doãn

分享到: