Các chuyên gia kinh tế ADB cho rằng,ácquốcgiakhuvựcChâuÁTháiBìnhDươngcầnphảichuyểnđổingànhnôngnghiệphiệnđạtỉ so với 76% người nghèo châu Á sống ở khu vực nông thôn, việc nâng cao năng suất nông nghiệp và thu nhập là chìa khóa để chống lại đói nghèo.Theo đó, ADB kêu gọi các chính phủ ban hành các chính sách tích hợp công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo và cải cách pháp luật, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và tiếp tục phát triển kinh tế. ADB cũng cho biết, đại dịch COVID-19 đã đẩy thêm 75-80 triệu người ở các nước đang phát triển châu Á vào cảnh nghèo cùng cực, dẫn đến gia tăng tình trạng bất ổn về an ninh lương thực. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nạn đói sẽ tăng thêm khoảng 1/3 trong năm nay trên toàn thế giới. Trong số 291 triệu người mới bị đẩy vào tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu, 72% là ở châu Á - đặc biệt là ở Băng-la-đét, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, và Pa-ki-xtan. “Nông nghiệp đã giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng nhanh trong những thập kỷ gần đây, song những thách thức hiện tại đòi hỏi phải hiện đại hóa và chuyển đổi ngành - từ COVID-19 đến biến đổi khí hậu và đô thị hóa", Quyền Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Joseph Zveglich, Jr. cho biết. "Các chính sách hỗ trợ sự chuyển đổi này là tối quan trọng để đưa lương thực lên bàn ăn và bảo vệ sự phục hồi và phát triển bền vững của khu vực." Các quốc gia khu vực Châu Á và Thái Bình Dương cần phải có nông nghiệp trở nên hiện đại hơn. |