【trực tiếp bóng hôm nay】Thương nhân và hàng Thái ngày càng 'bành trướng' tại Việt Nam
Người dùng tin hàng Thái
Tại Hà Nội,ươngnhânvàhàngTháingàycàngbànhtrướngtạiViệtrực tiếp bóng hôm nay có tới hàng trăm siêu thị, cửa hàng lớn nhỏ bán hàng Thái Lan. Các mặt hàng từ hàng thời trang, tới hàng gia dụng đủ chủng loại, giá cả được giới thiệu và bày bán. Điều đặc biệt, nếu hỏi về hàng Thái và mức độ ưa chuộng, hầu như người tiêu dùng nói rằng, chất lượng tốt hơn hàng Việt, tốt hơn nhiều hàng Trung Quốc và giá cả không đắt đỏ như hàng Hàn Quốc và Nhật Bản...
Tại cửa hàng Thành Đô trên phố Lê Trọng Tấn, nhiều mặt hàng của Thái Lan được bày bán, theo chị Nguyễn Thị Khanh - người mua hàng ở cửa hàng này, giá cả hàng Thái không rẻ mà cũng không quá đắt, nhưng chất lượng lại tốt. Chị này ví dụ, mua một bịch nước rửa bát, giá khoảng 25.000 đ - 30.000 đồng, có thể nói là đắt hơn hàng Việt một chút nhưng độ đậm đặc của sản phẩm hơn hẳn hàng Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là sẽ dùng được nhiều hơn khi pha loãng thêm để dùng.
"Hay như sản phẩm đồ nhựa, mua hàng Việt của một số nhà sản xuất trong nước, nhựa mầu sắc không đẹp, nhựa tạp nhiều, lại dễ vỡ. Nhưng mua hàng Thái, sản phẩm nào cũng đẹp, bắt mắt từ mầu sắc đến độ bền. Đó là lý do mà cả xóm đang chuyển sang dùng hàng Thái", chị Khanh nói thêm.
Giá hàng Thái Lan không hề rẻ nhưng chất được đánh giá cao. Ảnh minh họa
Mới đây, hội chợ hàng Thái Lan đã được tổ chức rầm rộ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người tiêu dùng ở hai đầu đất nước này đều có chung một cách tiêu dùng hàng Thái là sẵn sàng bỏ tiển ra mua, thậm chí nhiều sản phẩm không nhãn mác vẫn mua vì quá tin vào chất của hàng Thái.
Chị Lê Thị Giang ở Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội cho biết, ở nhiều cửa hàng, hàng Thái gần như không có nhãn phụ tiếng Việt vẫn được bán phổ biến. Theo chị Giang, nước rửa bát không có tem nhãn gì, chỉ vài từ tiếng Thái, tiếng Anh, người bán bảo đó là nước rửa bát, đậm đặc cao là mua về dùng.
Nguy cơ hàng Việt bị đẩy lùi
Thực tế nêu trên đang là hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp, nhà bán lẻ Việt Nam khi hàng Thái thâm nhật ngày càng nhiều và đang chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam vì chất lượng.
Trả lời trên báo chí mới đây, chính lãnh đạo Hội siêu thị Hà Nội cũng thừa nhận, với việc các rào cản thị trường dần bị dỡ bỏ hoàn toàn, chuyện các ông chủ Thái Lan bành trướng tại Việt Nam là điều dễ hiểu.
Theo lãnh đạo Hội này, điểm mạnh của đối thủ nằm ở chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại không quá cao, đáp ứng nhu cầu của người dân ở thành thị đang "hoang mang" bởi các thông tin về độ an toàn của sản phẩm.
Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội, doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng cao năng lực để đối phó với hàng ngoại, đặc biệt là thực phẩm. Cuộc chiến khốc liệt nhất phải là ở lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam không thể để kênh này rơi vào tay nước ngoài, trong đó có người Thái.
Theo Tổng cục thống kê, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả từ Thái Lan vào Việt Nam đã tăng vọt trong những năm qua. Thậm chí các sản phẩm rau quả của Thái Lan đã "vượt mặt" nhiều nước trên thế giới nhập vào Việt Nam. Thái Lan hiện đang xuất khẩu rau quả nhiều thứ nhất vào Việt Nam, tiếp đến mới là Trung Quốc, Mianma, Australia, Nam Phi, New Zealand…
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan vào Việt Nam là sầu riêng, măng cụt, bòn bon... Người tiêu dùng Việt Nam lại rất chuộng những sản phẩm này.
Một nguy cơ khác cũng đang tiềm ẩn và đến rất gần với hàng Việt và doanh nghiệp Việt Nam là năm 2015 đã cận kề, khi thuế của khu vực về 0%, đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp và hàng Thái càng có cơ đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Hàng Thái Lan đang được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng. Ảnh minh họa
Điều này cũng thể hiện rất rõ nét, nhiều doanh nghiệp Thái đang hướng vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, từ năm 2012, Công ty Berli Jucker (BJC) thuộc Tập đoàn ThaiBev của ông Charoen Sirivadhanabhakdi, người giàu thứ ba Thái Lan với tổng tài sản 11,3 tỷ USD theo xếp hạng của Forbes 2014 đã chọn cách nắm cổ phần chi phối tại Công ty Thái An - nhà phân phối, xuất nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng tại miền Nam, rồi đến hãng giấy Cellox, Công ty sản xuất đậu phụ Ichiban và hợp tác với hệ thống bán lẻ Family Mart (sau đó đổi tên thành B’mart - thương hiệu lâu đời của BJC).
Central Group của gia đình Chirathivat, người giàu nhất Thái Lan đặt chân vào Việt Nam với việc mở trung tâm mua sắm tại Hà Nội đầu tháng 4/2014, mang tên Robins. Vài tháng sau đó, đại gia này tiếp tục chi thêm 4 triệu USD mở trung tâm thứ 2 tại TP HCM. Cả 2 trung tâm này tập trung nhiều nhãn hiệu cao cấp đến từ các nước trên thế giới, trong đó hàng Thái Lan chiếm số lượng lớn.
Central Group còn mua 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim.
Ở trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến sữa, thực phẩm... nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang "nắm thóp" nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có thế mạnh ở Việt Nam.
Nguyễn Nam
相关推荐
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Phối màu nhẹ nhàng 'giải nhiệt' ngày nóng
- Quà tặng từ phim 'Vùng đất câm lặng 2'
- Từ ngày 2
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- Phân bổ hơn 2,6 triệu liều vắc
- Bệnh Đậu mùa khỉ: Thông tin cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới
- Chào Xuân mới, hệ thống Viettel Store ưu đãi đến 50%, nhận đặt hàng Online xuyên Tết