【trực tiếp giải bóng đá】Vu khống trên mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

 人参与 | 时间:2025-01-25 18:00:02

BP - Mấy ngày gần đây,ốngtrecircnmạngsẽbịxửlyacutenhưthếtrực tiếp giải bóng đá trên các trang mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về thông tin có 2 nữ sinh là N và H bị Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận) bắt giữ. Lý do là vì 2 nữ sinh này đã có hành vi hiếp dâm 1 nam thanh niên khiến người đó tử vong. Chưa hết, 2 cô gái có liên quan trong sự việc này còn được các trang mạng nêu tên tuổi, địa chỉ rất cụ thể. Thậm chí có trang mạng còn đăng rõ hình ảnh của 2 cô gái trẻ và khá xinh đẹp để chú thích cho thông tin nói trên.

Tuy nhiên, ngay sau đó thông tin nêu trên đã được chính Công an huyện Tánh Linh vào cuộc để xác minh và kết luận rằng đó là thông tin bịa đặt. Đến bây giờ, ai cũng biết rõ rằng đó là thông tin vu khống, nhưng mặc dù vậy nó vẫn kịp lan truyền trên mạng với hàng trăm ngàn lượt chia sẻ, bình luận ác ý đối với 2 cô gái trẻ khiến N và H phẫn uất, thậm chí có ý định tự tử. Như vậy, đang sống yên lành bỗng dưng 2 cô gái trẻ bị cú sốc khủng khiếp khi hình ảnh của mình bị các trang mạng dùng để minh họa cho một thông tin bịa đặt nhưng lại vô cùng độc ác.

Minh họa: S.H

Mới đây, trên các trang mạng xã hội đã lan truyền nhanh về đoạn clip ghi lại cảnh cô gái bán trà đá lấy nước rửa chân pha trà cho khách đã khiến cư dân mạng hết sức phẫn nộ. Cụ thể trong đoạn clip cho thấy, sau khi nhúng chân vào xô đựng nước rồi dùng tay kỳ cọ ở bắp vế, cô gái bán hàng đã dùng chính nước trong xô đó để pha trà cho khách hàng... Sự việc đã khiến nhiều người phẫn nộ, bức xúc, thậm chí kêu gọi tẩy chay quán trà đá vỉa hè đó. Thế nhưng thực tế thì đoạn clip chỉ là cảnh dàn dựng, được tung lên mạng xã hội nhằm mục đích câu like; cô gái và những vị khách trong clip là nhân viên salon tóc gần đó chứ không phải chủ quán. Điều đáng nói là sau khi biết rõ sự thật, cơ quan chức năng đã mời người quay và tung clip lên mạng đến làm việc nhưng người này vẫn chưa trình diện. Nữ nhân vật chính trong clip thò chân vào xô nước tên Trinh, là nhân viên của salon tóc cũng chưa lên làm việc vì lý do đang ở quê.

Từ những vụ việc nêu trên cho thấy, đôi khi chỉ vì sốc nổi hay vì tính thích đùa của một số người nhưng vô tình mang lại hệ lụy khó lường cho xã hội. Bởi những hành vi này sẽ càng trở nên nguy hại hơn khi nó được “giúp sức” bởi việc chia sẻ vô tội vạ mà không hề xem xét rõ nguồn gốc thông tin có chính thống hay không của những người tham gia mạng xã hội. Những lượt share, comment ác ý trên mạng xã hội có thể vô tình góp tay gây ra tội ác nếu tinh thần nạn nhân không đủ sức vượt qua cú sốc. Chính vì vậy, nếu chúng ta chỉ lên án hành động vi phạm pháp luật của đối tượng tung tin đồn, dựng chuyện, vu khống... thôi thì chưa đủ, mà những người tham gia mạng xã hội cũng cần phải xem xét, kiểm điểm lại trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.

Ai cũng biết hậu quả và hệ lụy của những hành vi gây rối trật tự xã hội bằng việc tung tin đồn nhảm, tung tin thất thiệt và thậm chí là vu khống trên mạng xã hội, nhưng những người có hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Câu trả lời là pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ ràng về vấn đề này. Theo đó, tùy theo mức độ mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;...

Nếu tính chất và mức độ của hành vi xuyên tạc, xúc phạm, vu khống là nghiêm trọng và có đủ căn cứ thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo tội “làm nhục người khác” hoặc tội “vu khống”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hiện hành thì: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1-3 năm: Phạm tội nhiều lần; Đối với nhiều người; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để vu khống người khác sẽ bị xử phạt nặng hơn. Cụ thể, Điều 122 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1-7 năm: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với nhiều người; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đối với người thi hành công vụ; Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1-10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Từ những phân tích trên cho thấy, tất cả hành vi sai trái nêu trên đều đã có chế tài xử lý. Và vấn đề đặt ra ở đây là tại sao vẫn có người vi phạm. Có 2 lý do, một là vì họ không biết mà vô tình vi phạm. Thứ hai, đó là hành vi cố tình và nguyên nhân là do các cơ quan chức năng không xử lý nghiêm minh dẫn đến tình trạng lờn luật. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng nêu trên, trước hết các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm. Hai là, mọi người phải biết lấy đó làm bài học cho chính mình, khi tham gia mạng xã hội cần phải có trách nhiệm khi chia sẻ thông tin hay bình luận những nguồn tin chưa kiểm chứng thì nên cẩn trọng. Đừng để vô tình tiếp tay cho kẻ xấu!

H.N

顶: 816踩: 85