您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kết quả giải bóng đá bồ đào nha】Từ câu chuyện trường ĐH Tôn Đức Thắng: Cần xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản?

Cúp C1653人已围观

简介Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh internet.Mô hình thành công về tự chủBên lề Hội thảo Hội thảo "Sắp xếp ...

tu cau chuyen truong dh ton duc thang can xoa bo co che bo chu quan
Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh internet.


Mô hình thành công về tự chủ

Bên lề Hội thảo Hội thảo "Sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế" do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức, ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chia sẻ những khó khăn khi chuyển sang cơ chế tự chủ: “Chúng tôi bắt đầu từ “con số 0” hoàn toàn: Con người không, tài chính không, tài sản không, uy tín không, chương trình không, giáo trình tài liệu không... Thuận lợi và khó khăn đó nhưng nhà trường không “dính” gì tới ngân sách nhà nước”.

Ông Danh cho biết: “Trường được thành lập từ một trường ĐH dân lập rồi chuyển sang ĐH bán công, sau đó là trường công lập với quyết định chuyển về TLĐLĐVN. Sau khi chuyển về TLĐLĐVN, Thủ tướng Chính phủ cho phép trường tiếp tục hoạt động theo cơ chế cũ, thu chi tài chính như một trường ngoài công lập, không điều chuyển tài chính tài sản của trường ra bên ngoài dưới bất cứ hình thức nào”.

Ông Danh khẳng định: “Trong tám năm liên tục, từ 2008-2016, chủ tịch của TLĐLĐVN rất tôn trọng truyền thống tự chủ của trường, nên gần như Hội đồng trường là cơ quan quyền lực tuyệt đối. Có thể nói thành quả của ngày hôm nay cũng chính từ cơ chế đó”, ông Danh nói.

Tuy nhiên, theo ông Danh, từ năm 2016 đến nay khi TLĐLĐVN có chủ tịch mới thì có nhiều thay đổi. Trong đó, khi trường làm bất cứ việc gì đều phải xin phép, phải được phép từ TLĐLĐVN. Nhà trường đã có phản đối bằng văn bản, phản đối qua các cuộc họp... nhưng không được giải quyết. Đỉnh điểm là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có công văn yêu cầu các trường chuẩn bị điều chỉnh quy chế, chuẩn bị việc bầu bán theo tinh thần của Luật sửa đổi bổ sung của Luật Giáo dục ĐH để có thể áp dụng từ 1/7. Sau cuộc họp của Hội đồng trường, TLĐLĐVN ban hành văn bản yêu cầu trường phải thực hiện theo các quy định. Đó là lý do dẫn đến những cuộc tranh luận trong thời gian vừa qua.

“Chúng tôi có một lo ngại, nếu chúng tôi thất bại thì không những hình mẫu thành công số một đất nước về tự chủ này có thể hủy hoại. Điều quan trọng là sẽ tạo ra một tiền lệ rồi các cơ quan chủ quản khác cũng có thể can thiệp vào trường đại học tự chủ mà mình quản lý. Như vậy Luật Giáo dục đại học mới sẽ phá sản”, ông Danh nói.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đánh giá khá cao thành quả nổi trội của Trường ĐH Tôn Đức Thắng khi thực hiện tự chủ tài chính nhiều năm qua: Không nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước nhưng sự phát triển nhà trường, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất đều phát triển tốt; tổ chức quản lý rất nghiêm túc; có số lượng lớn bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế uy tín… Những kết quả đạt được của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chứng minh cho thành công của chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước về tự chủ ĐH.

tu cau chuyen truong dh ton duc thang can xoa bo co che bo chu quan

Tổng liên đoàn Lao động và ĐH Tôn Đức Thắng: "Tố" nhau nói sai

(HQ Online) - Về thông tin Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) yêu cầu Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) phải nộp 30% chênh ...

tu cau chuyen truong dh ton duc thang can xoa bo co che bo chu quan

Đại học Tôn Đức Thắng đưa ngành Golf vào đào tạo trong năm học 2019

(HQ Online) - Năm 2019, Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ mở chương trình đào tạo nhiều ngành học mới, trong đó có ngành golf ...

tu cau chuyen truong dh ton duc thang can xoa bo co che bo chu quan

Chậm cấp phép NK trang thiết bị y tế của ĐH Tôn Đức Thắng: Bộ Y tế nói gì?

(HQ Online)- Liên quan đến việc đại diện trường Đại học Tôn Đức Thắng "than phiền" về thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y ...

Các trường đại học không còn chỗ "thở"?

Sau sự việc xảy ra ở trường ĐH Tôn Đức Thắng với cơ quan chủ quản là TLĐLĐVN, GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nên bỏ cơ chế bộ chủ quản bởi nó ràng buộc các trường ĐH nhất là khi chúng ta đang mở rộng tự chủ. “Bộ chủ quản quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng nhất về quản lý, tài chính, nhân sự cấp cao thì các trường ĐH không còn chỗ thở. Bỏ bộ chủ quản đi và thay bằng cơ chế hội đồng trường để quản lý các trường”, ông Thiệp đề nghị.

Cũng nhân câu chuyện này, TS Lê Viết Khuyến trao đổi rộng ra về vấn đề tự chủ ĐH. Ông nhắc đến 2 định chế trong quản trị các tổ chức Nhà nước, đó là: Định chế theo kiểu tập quyền và định chế theo cơ chế hội đồng.

Theo đó, định chế tập quyền là bất cứ tổ chức nào cũng đều có cơ quan chủ quản cấp trên; cơ quan cấp trên này chọn, bổ nhiệm một người đại diện cho mình để vận hành tổ chức, nhà trường theo chỉ thị của cơ quan chủ quản. Với định chế này, trường ĐH không có quyền tự chủ. Ngược lại, ở định chế theo cơ chế hội đồng, Nhà nước trao quyền quản trị trường ĐH cho một tập thể lãnh đạo; tập thể lãnh đạo đó là hội đồng do các bên liên quan đứng ra đề cử lên và được Nhà nước chấp nhận - đó là tổ chức quyền lực cao nhất của nhà trường.

Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, một loạt các văn bản của Nhà nước, đặc biệt là từ năm 2005 khẳng định các trường ĐH công lập chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Mới đây nhất, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ ĐH. Mà theo cơ chế tự chủ thì không thể trao quyền hành cho một cá nhân; bởi một cá nhân dù tốt, tài năng, nhưng khi được độc quyền sẽ dễ trở thành độc tài. Do đó, phải trao cho một tập thể lãnh đạo, tập thể đó là Hội đồng trường.

Tags:

相关文章