当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【tỉ số trận úc】Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư? 正文

【tỉ số trận úc】Thay đổi hệ thống trường đại học: Nên thu hẹp trường công hay tư?

2025-01-12 08:55:30 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:113次

Đến nay,đổihệthốngtrườngđạihọcNênthuhẹptrườngcônghaytưtỉ số trận úc Việt Nam có hơn 400 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). Trong đó có 84 trường (60 trường ĐH và 24 trường CĐ) ngoài công lập.

Bên cạnh những trường ĐH, CĐ ngoài công lập hoạt động hiệu quả, coi trọng chất lượng giáo dục làm ưu tiên hàng đầu thì nhiều trường từ khi thành lập cho đến nay vẫn phải đi thuê địa điểm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chưa đúng với đề án thành lập trường.

Một số trường đã để xảy ra những mâu thuẫn nội bộ kéo dài, khiếu kiện vượt cấp nên đã làm mất uy tín của xã hội và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tuyển sinh của các trường ngoài công lập ngày càng khó khăn.

Khuyến khích trường ĐH tư thục phi lợi nhuận hoạt động

Từ những bất cập trên, tại một hội nghị về giáo dục mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga yêu cầu các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cần nâng cao chất lượng đào tạo. Chủ trương của Bộ trong thời gian tới là không tăng thêm trường công lập nhưng những trường ĐH tư thục được đầu tư bài bản, có chất lượng đào tạo tốt, hoạt động không vì lợi nhuận thì Bộ GD-ĐT vẫn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

Với chủ trương đó, hệ thống trường ĐH, CĐ của nước ta trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi như thế nào thì còn là bài toán cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người học và chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội.

GS Trần Phương, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đồng ý với việc khuyến khích mô hình trường tư thục phi lợi nhuận. Hoàn toàn có thể chuyển từ trường hoạt động vì lợi nhuận sang trường phi lợi nhuận thông qua việc ưu tiên cho các cơ sở giáo dục ĐH được thuê đất, miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất...

Khi sẵn sàng tham gia đầu tư cho mô hình trường tư thục phi lợi nhuận, các nhà đầu tư nên chấp thuận nhận lợi tức cổ phần không cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, cũng cần mở rộng thành phần góp vốn cho đông đảo các nhà giáo tham gia (mức góp nên hạ xuống 10 triệu đồng/cổ đông).

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ

Nên thu hẹp hệ thống trường ĐH công ở mức độ nào?

Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ sinh viên ĐH ngoài công lập năm học 2015-2016 là 13,3% và 15 năm trước (1999-2000), con số này cũng là 13,3%. Trong 15 năm qua, năm có tỷ lệ cao nhất là 13,4% (2006-2007) và thấp nhất là 10,6% (2013-2014).

Như vậy có thể thấy, so với bức tranh chung toàn cầu, tỷ trọng giáo dục ĐH ngoài công lập ở Việt Nam là không cao. Dù Việt Nam có chủ trương phát triển ĐH ngoài công lập nhưng 15 năm qua không có thay đổi gì về tỷ trọng.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH  FPT nhận định, từ 2006 đến nay, chính sách với giáo dục ĐH ngoài công lập dường như ngày càng siết chặt. Nguyên nhân chính có lẽ là lo lắng của xã hội về chất lượng giáo dục ĐH, sự bất ổn trong tuyển sinh và trong quản trị của một số các trường ngoài công lập.

Hệ thống các trường ĐH, CĐ dù có theo mô hình nào thì cũng cần có sự đầu tư của Nhà nước và tư nhân.

Giải pháp mà TS Trường Tùng đưa ra là theo hướng tư nhân hóa trường công. Theo đó, Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng tăng số trường và mức độ tự chủ của các trường công, trừ một số trường trọng điểm ưu tiên phát triển. Các trường còn lại thì Nhà nước lên lộ trình giảm dần chi từ phí hàng năm để các trường thích nghi dần.

Còn nếu như vẫn có ý định phát triển trường ĐH tư thì theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), giải pháp quan trọng nhất là thu hẹp hệ thống trường công, có thể thực hiện theo cách giảm chỉ tiêu mỗi năm 5% các trường công trong vòng 7 năm để tạo thị trường cho các trường tư.

Nếu để trường ĐH công lập và ngoài công lập cạnh tranh tự do như hiện nay, đặc biệt là nếu để các trường tự xác định chỉ tiêu thì không có cách nào khác các trường ĐH ngoài công lập có thể nâng tỷ trọng lên được. Quan trọng nhất là giảm thị phần của trường công để tạo sân chơi rộng hơn cho trường tư phát triển.

“Hiện nay, sau 20 năm phát triển, hệ thống các trường ĐH ngoài công lập đang ở trạng thái rất yếu kém, các trường ĐH công lập chỉ cần tuyển sinh vượt lên một chút là các trường ĐH ngoài công lập hết thí sinh. Theo tôi, ít nhất các trường ĐH ngoài công lập phải chiếm tỷ trọng 30% để thành hệ thống đàng hoàng không mang tính chất trang trí như hiện nay” - TS Lê Trường Tùng nói.

Đồng ý với quan điểm của TS Lê Trường Tùng, bà Trần Thị Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng ASEAN đề xuất thêm, Bộ GD-ĐT chỉ cần áp dụng đúng theo quy định của Thông tư 32 (quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh), không cho các trường ĐH công lập tuyển vượt thì sẽ có số dư cho bậc dưới hoặc trường tư.

Với những tranh luận xung quanh cơ cấu lại hệ thống trường ĐH, CĐ theo hướng mở rộng trường tư hay thu hẹp trường công bằng cách nào thì yếu tố quan trọng nhất là các trường phải coi trọng chất lượng đào tạo; coi xứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội làm yếu tố tiên quyết.

Theo VOV

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜