Phát triển chiến lược Thừa Thiên Huế là một vùng đất đặc biệt của Việt Nam có chiều sâu về văn hóa và nhiều làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng; trong đó,ừaThiênHuếPháttriểnCondấunhậndiệnsảnphẩmthủcôngmỹnghệnhận bóng đá hôm nay có hàng loạt sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong nước và quốc tế với diện mạo riêng, độc đáo, không trộn lẫn với địa phương nào trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế hiện nay có chất lượng không đồng đều do đa phần sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính hệ thống, chưa tạo được một thương hiệu mạnh dẫn đến chưa phát huy hết lợi thế của địa phương. Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế, tạo nên một thương hiệu có tính tập thể, tính hệ thống, nổi bật, khẳng định thế mạnh của địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế có chiến lược phát triển thương hiệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế, trong đó đã chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”.
Thời gian qua, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã tổ chức phổ biến, triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” cho các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” cho 21 đơn vị với 467 mẫu của 47 sản phẩm/bộ sản phẩm. Hiệu quả bước đầu Anh Đặng Quốc Viết Bảo – Giám đốc sáng tạo Công ty TNHH Viết Bảo QB - cho biết: Năm 2019, công ty có 2 bộ sản phẩm áo dài được Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ” gồm bộ sản phẩm áo dài Bóng sen Hoàng Thành và bộ sản phẩm áo dài Xứ Huế mộng mơ. Từ khi các sản phẩm được cấp con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công ty vinh dự và tự hào khi sản phẩm được nhiều người biết đến, từ đó công việc quảng bá sản phẩm đến các tour, tuyến du lịch trong tỉnh và ngoại tỉnh thuận lợi hơn. “Với các con dấu nhận diện sản phẩm thì các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của Huế sẽ được nhiều người biết đến, khẳng định giá trị chất lượng của sản phẩm mỹ nghệ Huế, ngoài ra còn nâng tầm thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao”,anh Bảo chia sẻ.
Anh Nguyễn Đình Hưng – chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tre Việt - cho biết: Cơ sở anh có 108 mẫu sản phẩm được chứng nhận “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, sau khi các sản phẩm được con dấu nhận diện các nghệ nhân, cơ sở sản xuất rất yên tâm, tập trung vào sản xuất các sản phẩm của mình. Khi có con dấu nhận diện, các sản phẩm của cơ sở sẽ được khách hàng tin tưởng và đánh giá cao, tránh tình trạng khách hàng mua những sản phẩm nhái hay giả mạo, từ đó thương hiệu cũng như uy tín của cơ sở được nâng cao và được nhiều người biết đến. “Hiện nay, cơ sở đã chuẩn bị 20 sản phẩm mới để đăng ký con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ như sản phẩm bộ cờ tướng bằng tre, bộ khay trà bằng tre thể hiện các văn hóa Huế trên sản phẩm… Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kết nối với Sở Công Thương Thừa Thiên Huế hỗ trợ thông tin các sự kiện hội chợ triển lãm trong tỉnh và các địa phương lân cận tham dự để quảng bá giới thiệu các sản phẩm của mình”,anh Hưng nói. Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, thời gian qua, các hoạt động thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tận dụng lợi thế nguồn tài nguyên, lao động tại địa phương để sản xuất các sản phẩm đặc trưng luôn được UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ, triển khai thực hiện. Việc xây dựng và triển khai áp dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế” là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế. Theo ông Phương, sau khi được cấp quyền sử dụng, đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần phát huy lợi thế để khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”, đồng thời có trách nhiệm trong việc duy trì và phát triển giá trị tài sản trí tuệ của “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”. |