【lịch cúp liên đoàn anh】Đại biểu Quốc hội: Phải có chiến lược “sống chung” với Covid

时间:2025-01-10 10:45:35 来源:88Point
Xem xét trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chính phủ trong phòng,ĐạibiểuQuốchộiPhảicóchiếnlượcsốngchungvớlịch cúp liên đoàn anh chống Covid-19
Hà Nội phân bổ 3 loại vắc xin phòng Covid-19, đẩy nhanh công tác tiêm phòng
Chung với đại dịch, doanh nghiệp không nên thụ động chờ hỗ trợ
Đại biểu Quốc hội: Phải có chiến lược “sống chung” với Covid-19
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu tại phiên thảo luận hôm nay 25/7/2021

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) đánh giá, thời gian qua nhiều địa phương đã có những cách làm rất sáng tạo, khoa học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, trên cơ sở nắm chắc tình hình và đánh giá chính xác nguy cơ xâm nhập lây lan của dịch, đưa ra những biện pháp phù hợp, từ đó hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.

Có những địa phương còn áp dụng những biện pháp đón đầu dịch như tăng cường xét nghiệm ngẫu nhiên, từ đó không để mất thời điểm vàng trong chống dịch.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện văn bản của một số địa phương gây tranh cãi, áp dụng những biện pháp thái quá gây khó khăn cho người dân, người lao động và doanh nghiệp.

“Nhiều doanh nghiệp phản ánh xe hàng được thông chốt kiểm soát dịch qua nhiều tỉnh nhưng đến tỉnh cuối cùng gần giao hàng thì xe lại phải quay đầu ra vì mỗi tỉnh mỗi quy định. Cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.

Xung quanh câu chuyện chống dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đặc biệt lưu ý trong bối cảnh dịch bệnh vẫn kéo dài vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, việc ứng phó với dịch bệnh không thể ngắn hạn, cần phải có các giải pháp lâu dài. “Covid-19 có thể sẽ không bao giờ biến mất, phải có chiến lược sống chung với dịch bệnh này, hướng tới trạng thái bình thường mới”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nói.

Đó là cần có các kịch bản cụ thể để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước trong điều kiện dịch bệnh, trong đó chú trọng đến các cơ quan hoạt động có tính chất đặc thù như Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, đặc biệt đối với Tòa án, Viện kiểm sát, công an, làm sao để hoạt động xét xử giam giữ tiến hành phù hợp không để tồn đọng án và vẫn phòng ngừa được dịch bệnh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm nay 25/7/2021
Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng nay 25/7/2021

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, một trong hai hoạt động chủ yếu để thực hiện "mục tiêu kép", đại biểu tỉnh Quảng Bình cho rằng, bên cạnh các vấn đề về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động, bảo đảm chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy, cũng cần quan tâm đến quyền của người lao động trong khu công nghiệp bị cách ly để họ được bảo đảm quyền lợi về ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, đời sống gia đình.

“Về nguồn lực tài chính cho công tác phục vụ dịch bệnh, cần đảm bảo nguồn lực lâu dài cho công tác phòng chống đại dịch khi nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, phải huy động đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ quan điểm.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cử tri đồng tình với sự đổi mới của Chính phủ trong việc xây dựng gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng “trên tinh thần hết sức thông thoáng”, rút kinh nghiệm từ gói 62.000 tỷ đồng được thực hiện chưa kịp thời và chỉ thực hiện được 36% tổng mức dự kiến.

Nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ là thể hiện tính nhân văn cao cả, là hình ảnh Chính phủ đưa tay để cùng người dân đi qua khó khăn, do vậy đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng “việc hành xử cũng cần hết sức nhân văn”.

Liên quan tới dự thảo Nghị quyết về các biện pháp phòng, chống Covid-19 của Chính phủ trình Quốc hội chiều 24/7/2021, theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, trong bối cảnh đặc biệt, những nội dung Chính phủ trình là đúng đắn, cần thiết phải có những biện pháp để đảm bảo tính linh hoạt.

“Tuy nhiên, có 3 điểm cần phải xác định rất cụ thể. Thứ nhất là phạm vi điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các biện pháp phòng chống dịch. Thứ hai, cần khống chế thời hạn nhất định. Thứ ba, cần xác định cụ thể trách nhiệm, đặc biệt là có giải pháp để không lợi dụng chính sách trục lợi gây thất thoát cho ngân sách nhà nước”, đại biểu đoàn Hà Nội nói.

推荐内容