Cán bộ làm công tác khuyến công tại các huyện ít,útrọngđàotạocánbộkhuyếncôkết quả hạng 1 trung quốc kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi |
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp địa phương, thời gian qua, hoạt động khuyến công của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã bám sát mục tiêu của chương trình, trên cơ sở cụ thể hoá kế hoạch bằng các dự án, đề án. Nội dung hoạt động khuyến công cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nhu cầu, khả năng tiếp cận của đối tượng thụ hưởng. Chương trình khuyến công bước đầu đã hỗ trợ khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) thúc đẩy sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng trưởng đáng kể về doanh thu.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, các tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho 331 lao động, đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khởi sự cho 369 người; đã tổ chức được 5 mô hình trình diễn kỹ thuật; hoàn thành hỗ trợ 59 cơ sở CNNT chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các tỉnh cũng đã tổ chức hỗ trợ gần 130 lượt cơ sở tham gia hội chợ trong nước.
Ngoài ra, các địa phương còn thực hiện một số hoạt động khác như: Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm, xét tặng nghệ nhân và phát triển tiểu thủ công nghiệp tại một số tỉnh; hỗ trợ thực hiện liên kết, hợp tác phát triển công nghiệp giữa các tỉnh; hỗ trợ có thu hồi (đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc thiết bị); đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm khuyến công; tư vấn cho 244 dự án với doanh thu đạt trên 2,846 tỷ đồng...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Cụ thể như: Số cơ sở CNNT đăng ký tham gia chương trình khuyến công vẫn chưa tương xứng; còn nhiều cơ sở chưa hiểu rõ về chính sách khuyến công hiện hành, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động khuyến công; một số địa phương vẫn còn đề án phải điều chỉnh, ngừng thực hiện hoặc chuyển sang năm sau; nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá, xúc tiến thị trường tiêu thụ; chưa có các đề án mang tính liên tỉnh, liên vùng, có tính lan tỏa. Đặc biệt, kinh phí bố trí cho công tác khuyến công còn hạn chế, chưa huy động được nguồn tài trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch khuyến công năm 2016, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương - cho rằng: Các Sở Công Thương cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các đề án khuyến công. Trong đó chú trọng công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công ở các trung tâm, các huyện; ưu tiên sử dụng cán bộ có năng lực, tâm huyết với công việc, hạn chế việc luân chuyển cán bộ thực hiện công tác khuyến công trừ các trường hợp thực hiện theo quy hoạch của địa phương.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2016 được duyệt của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 65,5 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 28,6 tỷ đồng, kinh phí khuyến công địa phương là 36,89 tỷ đồng. |