【tỷ lệ bóng đá tỷ lệ bóng đá】Khoảng cách quyền lực
1. “Khoảng cách quyền lực” là tên bài viết đăng ở mục Góc nhìn Văn hóa và lối sống trên VnExpress thứ Sáu ngày 1-4-2022,ảngcaacutechquyềnlựtỷ lệ bóng đá tỷ lệ bóng đá của ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine ở Việt Nam. Đọc bài này thoạt đầu tôi khá sửng sốt khi thấy có đoạn viết sau đây:
Khoảng cách quyền lực gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn mọi người nghĩ. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ tai nạn máy bay từng cao hơn tỷ lệ chung của thế giới. Khi nghiên cứu các đoạn thoại trong khoang lái ở những thời điểm máy bay nguy cấp, các nhà điều tra phát hiện ra sự dè dặt của cơ phó trong việc phản biện cơ trưởng. Trong khi cơ trưởng bị cuống và đang sai lầm, nếu cơ phó mạnh mẽ hơn, máy bay có thể đã được cứu. Nhưng khoảng cách quyền lực quá lớn ngăn cản điều này xảy ra.
Hàn Quốc sau đó yêu cầu chuyển đổi ngôn ngữ trong khoang lái. Phi công phải dùng tiếng Anh thay vì tiếng Hàn như cũ. Tiếng Anh chỉ có hai ngôi rõ ràng, tôi (I) và bạn (you), cũng như không có nhiều kính ngữ, để giảm bớt khoảng cách quyền lực giữa cơ phó và cơ trưởng. Sự thay đổi nhỏ này góp phần giúp cho Hàn Quốc hiện là quốc gia có mức độ an toàn bay cao nhất.
2. Chỉ nhờ có sự thay đổi cách xưng hô mà mang lại lợi ích vật chất cụ thể to lớn đến thế ư? Chuyện có vẻ như bé xé ra to chăng? Nghĩ ngợi một lúc thì thấy câu chuyện có ý nghĩa thật nghiêm túc. Nó là vấn đề, hãy xóa bỏ sự ngăn cách quá rộng của quyền lực và trên cơ sở đó, hãy điều chỉnh quan hệ thế nào để người cấp dưới gần gũi hơn với người cấp trên. Và câu chuyện trở nên thú vị hơn, vì tác giả là người hiểu đặc điểm văn hóa Việt, nên ý kiến đề xuất còn có thêm ý nghĩa đặc biệt.
Vậy đặc điểm văn hóa Việt là gì, theo ông đại sứ, khiến cho có một khoảng cách rất cần phải thu hẹp lại trong quan hệ người cấp dưới với cấp trên của mình? “Chuyện cấp dưới không dám có ý kiến khác với cấp trên khá phổ biến ở một quốc gia bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng như Việt Nam”. Đó là nhận xét thứ nhất của ông đại sứ do ông đã có trải nghiệm thực tế. Thực tế là qua nhiều lần làm việc với cấp dưới và đề xuất một số ý kiến để họ đề đạt với cấp trên, ông đều gặp phải sự dè dặt. Dè dặt vì nhiều duyên cớ. Sợ cấp trên hiểu lầm là mình tỏ ra trứng khôn hơn vịt. Sợ bị hiểu lầm là vượt quyền, có ý định tranh quyền…
Tại sao lại có hiện tượng như thế? Theo ông đại sứ, đó là vì ở xã hội ta “có chuyện tôn ti trên dưới được đề cao. Người dưới có xu hướng tôn trọng, tôn kính người trên. Điều này có nhiều mặt tốt nhưng cũng khiến nhân viên không dám "bất đồng" với những người quản lý của mình”.
“Tiếng Việt là ngôn ngữ thể hiện rõ trật tự quyền lực”. Đó là nhận xét thứ 2 của tác giả Saadi Salama và theo ông, thêm một lý do tế nhị nữa khiến trên thực tế có một khoảng cách quyền lực không nên có. Ta hãy xem xét ý kiến của ông. Thật vậy. Khác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc… đại từ nhân xưng của người Việt ta không mang tính trung hòa. Trong cách xưng hô, người mình vốn thuộc loại hình duy tình, luôn ngầm ẩn một thái độ. Hoặc dửng dưng lạnh nhạt, hoặc thân mật suồng sã hay kính trọng ngưỡng mộ… tùy tuổi tác, quan hệ, thậm chí địa vị xã hội. Với cấp trên, người nhiều tuổi hơn, trong giao tiếp, ta thường biến quan hệ trên - dưới thành quan hệ anh - em, chú - cháu, bác - cháu, ông - cháu. Nghĩa là có rất nhiều từ ông gọi là kính ngữ, biểu hiện rõ ràng trật tự quyền lực, ranh giới trên - dưới.
3. Vậy trên thực tế khoảng cách quyền lực ở ta đã thể hiện thế nào? Điều có thể nhận thấy ngay đầu tiên là hầu hết người cấp dưới ở ta đều thể hiện sự kính trọng và tuân phục với cấp trên của mình. Kính trọng và tuân phục cấp trên là đúng. Lý do đơn giản vì người được sắp xếp vị trí trên ta thông thường bao giờ cũng có tài cao, đức trọng hơn người. Về phương diện hành pháp, họ là người được trao cho cây gậy quyền lực. Quyền lực của họ được xã hội thừa nhận, bảo hành và có quan hệ đến vận mệnh các cá thể dưới quyền.
Người ở cấp trên ta được đáng kính còn vì được gia tăng bằng những lẽ gì nữa? Vì truyền thống kính trên nhường dưới. Vì nền nếp tôn trọng tôn ti trật tự, có trên, có dưới trong cách ăn ở của người Việt. Vì tâm lý kính lão đắc thọ. 70 còn phải học 71. Trưởng nhất tuế vi huynh (hơn 1 tuổi là anh). Vì cả cách xưng hô biểu hiện thứ bậc thật rạch ròi trong ngôn ngữ của ta…
3. “Tôi, ở góc độ nào đó, rất thích văn hóa "có trên, có dưới" của Việt Nam, nơi người già được nhường nhịn và tôn trọng. Nhưng giữa công việc và chuyện tình cảm phải phân minh. Không phải cứ sếp là đúng và không phải cứ lớn tuổi hơn là đúng. Nhân viên luôn sợ bày tỏ quan điểm sẽ không tốt cho công việc chung” - Saadi Salama viết.
Tôi, hồi trẻ ít ra cũng có hơn bốn mươi năm làm việc dưới quyền của cấp trên mình. Dẫu đáng buồn cũng phải công nhận rằng, đã tồn tại một khoảng cách quyền lực quá rộng khiến cho hầu hết những người dưới quyền như tôi nói chung thường có thái độ bàng quan, không quan tâm, “kính nhi viễn chi” với công việc của cấp trên…
Tất nhiên, không thể phủ nhận vai trò của các đoàn thể như công đoàn, thanh niên, phụ nữ… đặc biệt là chi bộ đảng, trong việc phát huy năng lực cá nhân, thực hành dân chủ trong mọi hoạt động của thủ trưởng đơn vị. Chỉ tiếc tác dụng của thiết chế này còn rất hạn chế. Quan liêu là căn bệnh cố hữu của nhiều cấp trên. Tự cao tự đại, tự tung tự tác, kéo bè kéo cánh, ưa xu nịnh, trù dập người trái ý, người có tài… là hiện tượng không hiếm. Trong khi đó, vì miếng cơm manh áo, vừa có tâm lý yên thân, “ăn cơm chúa múa tối ngày”, coi sự vừa lòng với cấp trên là tiêu chí quan trọng bậc nhất trong quan hệ để tồn tại, đa số anh em biết đấy mà im lặng cho qua. Chưa kể, kinh nghiệm thực tế đấu tranh thì tránh đâu khiến dũng khí đấu tranh đã kém ở một số anh em dễ bị triệt tiêu hoàn toàn. Cuối cùng, không thể không nói đến sự thiếu hụt trong nền nếp tư duy phản biện trong sinh hoạt tinh thần của nhiều anh em. Đừng có cầm đèn chạy trước ôtô. Đừng có trứng khôn hơn vịt. Tư duy độc lập phải được tập rèn trong một quá trình mới có được.
Sếp không phải lúc nào cũng đúng. Người lớn tuổi không phải không thể mắc sai lầm. Tình cảm thắm thiết, nhưng lý - tình phải phân minh! Nhân viên cũng phải được đào tạo hằng năm về văn hóa tranh luận, dám có ý kiến xây dựng, dám nêu ý tưởng. Thiết tưởng đó là ý kiến xác đáng của tác giả Saadi Salama trên cơ sở suy nghĩ của ông từ thực tế trải nghiệm mà cá nhân ông nhận thức được.
Câu chuyện thay đổi cách xưng hô giữa cơ trưởng và cơ phó lái máy bay xứ Hàn và tác dụng của nó là một bài học hay, thấm thía.