【trận đấu a.c. monza】Thêm cơ hội để mở rộng thị trường vốn
Cần bổ sung các sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán để hút vốn ngoại cho sản xuất kinh doanh Ảnh: ST |
Nhiều khó khăn trong hút vốn ngoại
Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển nhanh và tương đối bền vững,êmcơhộiđểmởrộngthịtrườngvốtrận đấu a.c. monza mỗi năm, tăng trưởng bình quân 25%. Nếu như năm 2010, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán chiếm 52,5% GDP thì đến năm 2018, quy mô thị trường vốn là 111% GDP.
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân được tổ chức đầu tháng 5/2019, ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho đầu tư phát triển đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Cuối năm 2018, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 111,2% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt 71,9% GDP, thị trường trái phiếu đạt hơn 39% GDP. Quy mô thị trường chứng khoán đã cao hơn so với mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển tài chính và lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Liên quan đến vấn đề thu hút nguồn vốn ngoại trên thị trường chứng khoán, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thời gian qua đã có nhiều giải pháp để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường. Theo đó, tất cả cá nhân, tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài đều được mở tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ năm 2016, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán mở dịch vụ trực tuyến, việc cấp tài khoản cho nhà đầu tư thực hiện trong thời gian 1 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ. Bên cạnh đó, để giảm chênh lệch với các thị trường khu vực, cơ quan chức năng cũng đã cung cấp trang thông tin bằng tiếng Anh để thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ông Sơn cũng nhấn mạnh, có một số vướng mắc khiến thu hút nhà đầu tư nước ngoài chưa được như mong muốn, vì vậy hiện cơ quan này đang xây dựng dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), văn bản hướng dẫn thi hành để hoàn thiện chính sách, trong đó có chính sách để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình thành quỹ hưu trí tự nguyện cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng (HQ Online) - Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện đã hoàn tất về pháp lý, ... |
Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, Uỷ viên chuyên trách HĐQT, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), sau khi Nghị định 60/2015/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được ban hành, hiện trên sàn HOSE chỉ có 25 công ty có trần sở hữu khối ngoại đạt 100%, có 317 công ty có trần sở hữu khối ngoại đạt 49%, DN có trần sở hữu khối ngoại dưới 51% chỉ còn 23 DN và có 8 DN có trần sở hữu khối ngoại là 30%. Những con số này cho thấy tỷ lệ sở hữu vốn ngoại của DN vẫn chưa được như kỳ vọng. Lý giải cho việc khó khăn trong nâng trần sở hữu khối ngoại lên 100%, đại diện HOSE cho biết do khó khăn trong việc công ty niêm yết muốn nới room phải rà soát ngành nghề có điều kiện. Bên cạnh đó, khi DN nới room lên trên 51% được xem là DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó, một số ngành nghề nhất định (như y tế, công nghệ thông tin...) sẽ bị hạn chế. Chưa kể, một số DN nội muốn duy trì tỷ lệ sở hữu trong nước.
Diễn đàn về thị trường vốn - tài chính (HQ Online)- Diễn đàn Thị trường vốn - tài chính dự kiến diễn ra vào ngày 21/8 được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán xây ... |
Tạo khung pháp lý cho sản phẩm mới
Mặc dù vậy, theo đánh giá, cơ hội để mở rộng thị trường, hút vốn ngoại qua kênh chứng khoán tại Việt Nam là không nhỏ, bởi các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Để thúc đẩy vấn đề này, đại diện HOSE cho biết đơn vị này đang nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới trong đó có cổ phiếu không có quyền niêm yết và sản phẩm NVDR (tạm gọi là chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết). Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được giao dịch trên thị trường chứng khoán ở các nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản..., nhưng lại không được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu công cụ, sự hấp dẫn, ảnh hưởng đến việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết.
Cách nào để phát triển thị trường vốn? (HQ Online)- Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường vốn – tài chính, Chính phủ cần phát triển mạnh thị trường chứng khoán ... |
Theo đó, chuyên gia Phan Đức Hiếu cho biết, hai sản phẩm mới gồm cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR) là hai sản phẩm mà các chuyên gia kiến nghị đưa vào trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán lần này. “Công cụ này sẽ giúp đa dạng sự lựa chọn, hấp dẫn nhà đầu tư, đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư và giúp DN có được vốn để kinh doanh, thúc đẩy DN phát triển”, ông Hiếu nói.
Theo các chuyên gia, việc hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) diễn ra ở rất nhiều quốc gia. Đa số các nước lo ngại NĐTNN có toàn quyền điều hành DN theo chiến lược, mong muốn và mục tiêu của họ dẫn đến có thể can thiệp theo ý muốn vào nền kinh tế và trái với chủ trương, mong muốn của Chính phủ. Vì vậy, Chính phủ các quốc gia đặt ra vấn đề hạn chế NĐTNN chỉ được sở hữu thiểu số.
Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, không phải mọi nhà đầu tư đều mong muốn đầu tư tiền vào công ty để can thiệp và có ý định xấu. Có những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, không có mâu thuẫn hay xung đột gì như lo lắng của Chính phủ. Theo đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về một công cụ, sản phẩm có thể giúp bảo vệ mục tiêu quản lý của Nhà nước, mà vẫn thu hút dòng tiền đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và công cụ NVDR hình thành nhằm giải quyết vấn đề giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Công cụ sẽ do một đơn vị tài chính hay công ty chứng khoán phát hành và giá trị của chứng chỉ phát hành đó không thay thế cổ phần, không có quyền biểu quyết vì không sở hữu cổ phần nên không tham gia vào hoạt động điều hành, quyết định, chiến lược của công ty, chỉ quy đổi tương đương về mặt lợi ích kinh tế. Các nhà đầu tư rót tiền mua chứng chỉ đó làm tăng thêm vốn cho công ty mà lại không bị hạn chế bởi mục tiêu quản lý của Nhà nước và cũng không ảnh hưởng mục tiêu ban đầu của việc giới hạn tỷ lệ sở hữu của NĐTNN.
Xây dựng thị trường vốn: "Dỡ" quy định trần vốn 49% của nhà đầu tư nước ngoài (HQ Online)- Phát biểu tại phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề “Tái cấu trúc thị trường vốn và tài chính Việt Nam - Từ ... |
Mặc dù rất ủng hộ việc đưa các sản phẩm mới này vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm thu hút thêm vốn ngoại cho những DN đã chạm trần room ngoại, song, các chuyên gia cũng lưu ý phải tạo ra khung pháp lý để công cụ đó được đưa vào và triển khai trên thực tế, giải quyết những vướng mắc khi triển khai công cụ mới này tại Việt Nam. Đơn cử, với công cụ NVDR thì tổ chức được phép phát hành công cụ này sẽ là ai: Là DN do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay Sở Giao dịch Chứng khoán lập ra? Bên cạnh đó, xuất phát từ kinh nghiệm của các nước, cần có một giới hạn nhất định cho thử nghiệm, ví dụ chỉ cho phát hành tương đương 15% phần vốn vượt quá room ngoại và trước mắt chỉ niêm yết chứng chỉ đó tại thị trường Việt Nam, thay vì niêm yết chứng chỉ đó ở các thị trường chứng khoán khác để tạo thuận lợi cho việc huy động vốn...
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/782f791349.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。