欢迎来到88Point

88Point

【kết quả trận đấu serbia】Nguồn cơn thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú gọi doanh nghiệp mía đường là con hư

时间:2025-01-25 14:54:23 出处:Cúp C1阅读(143)

Câu chuyện xảy ra khi Công ty đường Biên Hòa có đơn xin nhập 30.000 tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai từ Lào. Trong khi Hiệp hội Mía đường (VSSA) ra sức phản đối thì Bộ Công Thương lại công khai đồng tình. 30.000 tấn không phải là con số lớn,ồncơnthứtrưởngNguyễnCẩmTúgọidoanhnghiệpmíađườnglàconhưkết quả trận đấu serbia vấn đề là mỗi tấn đường của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) có giá lại rẻ bằng một nửa, thậm chí 1/3 so với giá đường trong nước. 

Con hư, tại ai?

Cuối tháng 11, trong một văn bản gửi tới 4 bộ, gồm NN-PTNT, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Ngoại giao, Bộ Công Thương "bật đèn xanh" cho kế hoạch kinh doanh mía đường của bầu Đức.

Theo đó, Bộ Công Thương cho phép Công ty cổ phần Đường Biên Hòa nhập khẩu đường thô của Công ty cổ phần HAGL sản xuất tại Lào. Phương án nhập khẩu này được đại diện Bộ Công Thương khẳng định không ảnh hưởng tới thị trường đường trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho HAGL tiêu thụ đường sản xuất tại Lào.

Cũng là doanh nghiệp của Việt Nam, nhưng HAGL lại tạo ra được sản phẩm giá trị cao, còn các doanh nghiệp mía đường trong nước được Nhà nước bảo hộ nhiều năm qua với thuế xuất nhập khẩu cao nhưng giá lại quá đắt và chất lượng thấp hơn so với khu vực, khiến đường tồn kho ngày một tăng.

Mới đây, khi được hỏi về tính cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường trong nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú ví von: “Tất cả các đứa con cưng đều hư, tôi khẳng định như thế! là con cái chúng ta, cưng chiều lắm thì sẽ hư, doanh nghiệp nhà nước cũng vậy, chiều lắm cũng hư”!

 

DN mía đường bị thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú gọi là con hư

Doanh nghiệp mía đường trong nước khó trụ vững khi thuế nhập khẩu đường sẽ là 0% vào năm 2015

Nhận định trên của Thứ trưởng càng làm rõ vấn đế: Chính sách bảo hộ của Nhà nước từ mục đích ban đầu đem lại lợi ích cho đất nước, nhưng thực tế triển khai lại trở thành lợi ích cho những doanh nghiệp độc quyền. Còn người nông dân, đáng lẽ là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này lại đang dần dần từ bỏ cây mía.

Về phía người tiêu dùng, theo tính toán, với khoảng 1,6 triệu tấn đường tiêu thụ, mỗi năm người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả thêm hơn 4.000 tỉ đồng cho khoản chênh lệch giá đường.

Chưa kể, chính sách bảo hộ đồng thời tạo ra giá đường trong nước cao còn dẫn đến hậu quả đường nhập lậu tràn vào, Nhà nước mất đi một khoản thu thuế và chi phí chống buôn lậu đường là chi phí mà người tiêu dùng đường phải trả.

Hiệp hội Mía đường phản pháo

Trước đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ngay lập tức VSSA lên tiếng bằng việc gửi công văn tới đích thân vị Thứ trưởng này. Bị cho là “con cưng”, VSSA tỏ ra ngỡ ngàng cho rằng: “Chúng tôi không phải là doanh nghiệp nhà nước, mà là doanh nghiệp cổ phần gồm những người nghe theo lời vận động của Chính phủ, đã kề vai gánh lấy khoảng nợ khổng lồ của các nhà máy đường thuộc DNNN 10 năm trước đây liên tục thua lỗ đang bên bờ vực phá sản. Hiện nay, Nhà nước chỉ là cổ đông hoặc thậm chí không còn là cổ đông trong các doanh nghiệp này. Chúng tôi biết thân phận mình nên không dám đòi hỏi gì ngoài việc xin một chính sách hợp lý, công bằng, và sự nghiêm túc của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách đó. Thứ trưởng đã nuông chiều ai và ai đã hư qua sự nuông chiều ấy của Thứ trưởng?”, công văn viết.

Để minh chứng cho việc không phải là con cưng, Hiệp hội dẫn chứng thời gian qua liên tục kêu ca về đường nhập lậu, tình trạng yếu kém của nền nông nghiệp mía, đề nghị ngừng tạm nhập tái xuất, đề nghị cho xuất khẩu đường tồn kho… nhưng đều chưa được xử lý hoặc xử lý chậm.

Phản bác trước nhận định của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho rằng có hiện tượng lợi ích nhóm trong ngành mía đường. Về vấn đề này, Hiệp hội khẳng định, sản xuất mía đường luôn gắn kết mật thiết quyền lợi của các nhà máy đường cả nước với người trồng mía cả nước. Các nhà máy đường sản xuất kinh doanh có lãi thì mới có thể tồn tại để tiêu thụ mía cho dân; người dân trồng mía có lãi thì mới tiếp tục trồng mía cung cấp cho nhà máy.

“Chúng tôi dựa vào nhau để tồn tại. Thứ trưởng cho chúng tôi vì lợi ích nhóm nhưng nhóm của chúng tôi gồm các nhà máy đường cả nước và hàng triệu nông dân. Vậy có gọi là nhóm được không? Còn Thứ trưởng nghiêng về việc ủng hộ sự hợp tác giữa Công ty cổ phần đường Biên Hòa và Hoàng Anh Gia Lai, tìm cách tháo gỡ cho HAGL được đưa đường về nước…, không phải vì lợi ích nhóm chứ?” - Hiệp hội đặt câu hỏi.

Mía đường Việt Nam cái gì cũng thua?

Đại diện Bộ Công thương cho rằng việc nhập đường của HAGL sẽ không ảnh hưởng đến thị trường. Một số ý kiến khác cho rằng ngành đường cần “xem lại mình”, khi Việt Nam đang mở rộng thị trường với bên ngoài, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Trước tình hình còn nhiều tranh cãi, bộ Công thương được Chính phủ giao xin ý kiến các bộ ngành liên quan rồi mới quyết định HAGL có được phép nhập đường hay không.

Về phần mình, chính VSSA đã xác nhận thông tin chỉ cần đưa trót lọt 30.000 tấn đường thô vào Việt Nam, sẽ kiếm được khoản lợi nhuận tương đương khoảng 80 tỉ đồng do ngành đường đang được bảo hộ, có chênh lệch giá khá lớn giữa đường nội địa và đường của các nước trong khu vực và thế giới.

Chính các nhà máy đường cũng thừa nhận giá đường tại Việt Nam cao hơn các nước là yếu tố quan trọng góp phần kích thích đường lậu tràn vào. Số liệu thống kê từ VSSA cho thấy, đường lậu từ Thái Lan tuồn vào nội địa gia tăng đáng kể trong vài ba năm gần đây, từ 300.000 tấn năm 2011 lên 500.000 tấn năm 2012 và dự kiến năm nay chiếm khoảng gần 1/3 trong tổng số 1,6 triệu tấn đường tiêu thụ của cả nước.

Theo VSSA, nếu so sánh với các nước, ngành mía đường Việt Nam cái gì cũng thua. Đã qua nhiều năm “cải tiến” nhưng năng suất mía trong nước vẫn ở mức 60-70 tấn/ha, trong khi Thái Lan xấp xỉ 100 tấn/ha. Còn Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía, Việt Nam chỉ 4-5 tấn đường/ha mía. Cũng theo VSSA, hiện giá thành sản xuất mía trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước và gấp từ 2,4-2,9 lần so với giá mía HAGL sản xuất tại Lào, do đó doanh nghiệp rất khó trụ vững khi thuế nhập khẩu đường bằng 0% có hiệu lực từ năm 2015 (theo cam kết của Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA).

Hoàng Vũ(tổng hợp)

Bá đạo thế anh giai!

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: