Bộ Công Thương vừa có nhưng lý giải về việc tác động của việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài. Cụ thể,Ápdụngbiệnpháptựvệtạmthờiđẩygiáthéplêtỷ số villarreal ý kiến về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài chỉ mang lại lợi ích cho vài doanh nghiệp đang nắm thị phần lớn hiện nay trên thị trường, không mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, Bộ Công Thương cho rằng: Với thuế tự vệ tạm thời là 23,3% cho sản phẩm phôi thép và 14,2% cho sản phẩm thép dài sẽ giúp bảo vệ tạm thời các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và cả các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép dài trong nước.
Trên thị trường thép hiện nay không có doanh nghiệp nào chiếm vị trí thống lĩnh thị trường (từ 30% thị phần trở lên). Đối với sản phẩm phôi thép, trên thị trường có 14 doanh nghiệp lớn với lượng sản xuất chiếm gần 73% thị phần (trong đó lớn nhất là Hoà Phát chiếm gần 25% thị phần) và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 27% thị phần. Chỉ số HHI của thị trường phôi thép là 1.390, xếp vào loại thị trường tập trung ở mức độ vừa phải.
Giá thép trên thị trường tăng cao do tác động của thị trường thế giới. Ảnh ST
Đối với sản phẩm thép dài, trên thị trường có 21 doanh nghiệp lớn với thị phần chiếm gần 93% (trong đó lớn nhất là Hoà Phát chiếm gần 20% thị phần) và hàng chục doanh nghiệp nhỏ với tổng lượng sản xuất chiếm 7% thị phần. Chỉ số HHI của thị trường thép dài là 741, xếp vào loại thị trường không mang tính tập trung.
Về dư luận cho rằng, sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế tự vệ tạm thời, giá thép trong nước cũng như nhập khẩu đều gia tăng. Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, việc giá phôi thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng 100USD/tấn là do giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng vào thời gian này dẫn đến việc giá thép trong nước tăng theo.
"Có thể trong thời gian tới, giá thép dài và phôi thép sẽ tăng ở một mức độ nhất định để đảm bảo lợi nhuận hợp lý của ngành sản xuất trong nước nói chung, không phải của riêng một công ty nào. Điều này là phù hợp với mục tiêu của biện pháp tự vệ và để giảm bớt thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xem xét mức độ tập trung trên thị trường, mức độ tồn kho hàng hoá và tỷ lệ sử dụng công suất toàn ngành hiện nay, Bộ Công Thương đánh giá khả năng các doanh nghiệp thép lợi dụng chính sách thuế tự vệ để chi phối thị trường và tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng là khó xảy ra", Bộ Công Thương nhận định.