【ket qua tran fulham】Quảng Bình: Triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước
Do tác động của biến đổi khí hậu và tình trạng phá rừng, nhiều khu vực miền núi khan hiếm nguồn nước vào mùa khô. |
Theo đó, Sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT) đã chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng chuyên đề, tăng thời lượng phát thanh bằng các bản tin, phóng sự, tin, bài về Ngày Nước thế giới, làm nổi bật ý nghĩa nội dung thông điệp từ các sự kiện để nâng cao vai trò, giá trị của tài nguyên nước trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chủ động ứng phó hiệu quả trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về mối liên hệ giữa các tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch Covid-19; khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vũng, hòa nhập với thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng TN-MT huyện Quảng Trạch cho biết: Mặc dù không tổ chức các hoạt động ra quân hưởng ứng do phòng dịch Covid-19, nhưng Phòng TN-MT cũng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị tổ chức treo băng rôn, áp phích ở các điểm dân cư, các tuyến đường có đông người qua lại. Qua đó, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức cho người dân về vai trò quan trọng của tài nguyên nước, về biến đổi khí hậu.
Ông Đinh Minh Tuấn, Trưởng phòng TN-MT huyện Minh Hóa chia sẻ: “Đối với huyện Minh Hóa, do kinh phí khó khăn nên ít khi tổ chức được các hoạt động rầm rộ. Tuy nhiên, vào những dịp thích hợp, lồng ghép, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, về nguồn tài nguyên nước, tầm quan trọng của nước đối với sự sống cũng đã được các cấp, ngành, đơn vị quan tâm, nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ".
Cũng theo ông Hoàng Minh Tuấn, trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm của UBND tỉnh và các cấp, ngành, đối với tài nguyên nước, Sở TN-MT Quảng Bình đã hoàn thành việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt và lập danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh, thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt theo thứ tự ưu tiên đối với các hồ chứa lớn, như: Phú Vinh, Rào Đá, An Mã, một số lưu vực sông: Gianh, Kiến Giang; thời gian tới, bổ sung kinh phí cắm mốc cho các hồ: Cẩm Ly, Vực Tròn…
Đối với UBND tỉnh, đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ điều kiện, tình hình thực tế hiện nay triển khai treo băng rôn, pano, áp phích tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm thích hợp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương thức trực tuyến, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương, tăng thời lượng phát sóng các nội dung về giá trị của nước ngầm, thời tiết và khí hậu, công tác dự báo và cảnh báo phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Chỉ đạo phát động các phong trào trồng cây, trồng rừng, tích cực thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: trồng cây xanh chắn cát; chống xói lở bờ biển; ngăn ngừa xâm nhập mặn; trồng cây xanh tại khu vực trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp và các khu vực công cộng.
Huy động tối đa nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy và thu hút các dự án xanh, năng lượng tái tạo nhằm phục vụ tốt hơn các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống dân sinh.
Có thể nói, sự vào cuộc và hưởng ứng tích cực của các sở, ngành, địa phương cùng người dân đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững nguồn nước, góp phần chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường,hiện có đến 80% nguồn nước mặt ở các kênh rạch, sông hồ của cả nước đang bị suy giảm chất lượng. Trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ người dân tiếp cận nước sạch nhưng cũng chỉ mới có hơn 80% người dân được tiếp cận. Phần còn lại vẫn phải đang sử dụng nguồn nước suy giảm chất lượng, thậm chí là ô nhiễm các chất độc hại như arsen. Đặc biệt, nguồn nước ở hầu hết các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- Rác nhựa đang đe dọa hành tinh, cha mẹ cần giáo dục trẻ ý thức thế nào?
- Những dự án nổi bật bảo vệ môi trường tại Vòng chung kết Hành động vì cộng đồng
- Xe điện là giải pháp lâu dài cho mục tiêu không phát thải CO2
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- Toàn bộ xe buýt Hà Nội sẽ chuyển đổi sang năng lượng xanh vào năm 2035
- Công bố Giải Báo chí Phát triển Xanh lần 1
- Xe tải điện đón nhận công nghệ sạc không dây cực nhanh, 500kW chỉ trong 15 phút
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch cao kỷ lục
- Quốc gia Đông Nam Á chi 3,6 tỷ USD cho siêu dự án tạo ra 5 tỷ kWh điện mỗi năm
- Bắc Ninh: Khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng
- 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- 5 loại cây có mùi thơm trồng trong nhà giúp đuổi muỗi không cần dùng đến hoá chất
- Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- Việt Nam thiếu nghiêm trọng nhà máy tái chế rác
- Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục
- Xu hướng công nghệ khí hậu nào được kỳ vọng vào năm 2024?
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Xe tải điện đón nhận công nghệ sạc không dây cực nhanh, 500kW chỉ trong 15 phút