您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【nhận định giải vô địch quốc gia đức】Hiệu ứng tích cực từ cánh đồng lớn 正文

【nhận định giải vô địch quốc gia đức】Hiệu ứng tích cực từ cánh đồng lớn

时间:2025-01-25 05:28:18 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Giảm lượng lúa giống gieo sạ, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận... l&agra nhận định giải vô địch quốc gia đức

Giảm lượng lúa giống gieo sạ,ệuứngtchcựctừcnhđồnglớnhận định giải vô địch quốc gia đức giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận... là những mặt tích cực khi người dân tham gia cánh đồng lớn ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Nông dân trong cánh đồng lớn tiếp tục được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ trong vụ lúa Hè thu.

Cánh đồng lớn ở xã Trường Long Tây được hình thành từ năm 2011. Qua từng năm, số thành viên tăng lên đáng kể. Đến nay, cánh đồng lớn này đã thu hút được 449 hộ tham gia canh tác trên diện tích 613ha. Các giống lúa chủ đạo là Jasmine 85, Đài Thơm 8, OM 5451. Tham gia cánh đồng lớn, người dân được hỗ trợ sử dụng cơ giới hóa 100% trong các khâu làm đất, bơm tưới và thu hoạch lúa. Giống lúa sử dụng toàn bộ là giống cấp xác nhận.

Nhận thấy những hiệu ứng tích cực này, ông Đào Văn Dễ, ở ấp Trường Phước, đã đưa 5ha đất ruộng của gia đình tham gia cánh đồng lớn. Song song đó, ông còn đăng ký là thành viên của Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Trung, ngụ cùng xã Trường Long Tây. Ông Dễ cho hay: “Vụ lúa Đông xuân vừa rồi, tôi canh tác lúa lãi gần 4 triệu đồng/công. Sở dĩ tiền lời nhiều là do tất cả các khâu bơm tưới, làm đất cho đến thu hoạch đều được tập trung nên giá thành rẻ, kéo theo chi phí sản xuất giảm, khâu phun xịt thuốc cũng giảm theo”.

Đi theo tấm gương người trước là ông Dễ, ông Nguyễn Văn Dương, ở ấp Trường Phước B, đã tức tốc đăng ký tham gia cánh đồng lớn ngay đầu năm 2021, tham gia vào Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Trung với diện tích canh tác là 1ha. Ông Hà Minh Triều, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Trung, ở xã Trường Long Tây, cho biết: Riêng năm nay, đã có tới 41 hộ đăng ký tham gia góp vốn để trở thành thành viên của hợp tác xã. Đáng kể, có nhiều hộ có diện tích canh tác đến 50.000m2.

Cán bộ kỹ thuật xã Trường Long Tây Bùi Thị Kim Tiền, thông tin: “Ngành nông nghiệp chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật với bà con khi tham gia hợp tác xã và làm cánh đồng lớn. Vào đây, nông dân phải áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất như gieo sạ tập trung, đồng loạt, đúng lịch, áp dụng 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón phân cân đối, dùng thuốc hóa học chỉ khi thật sự cần thiết, sử dụng cơ giới hóa 100% trong sản xuất”.

Áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe trên nên vụ Hè thu, vụ Thu đông của năm 2020, tất cả nông dân đều thực hiện giảm giá thành sản xuất từ 0,93-0,97%, giảm chi phí từ 0,93-0,97%, tăng lợi nhuận từ 1,01-1,08%. Giảm được 1-2 lần phun thuốc trừ rầy nâu so với mô hình bên ngoài. Đặc biệt, vụ lúa Đông xuân năm 2020-2021, nông dân giảm được lượng lúa giống gieo sạ từ 20-50kg lúa/ha; giảm được 50-70kg phân đạm/ha.

Tuy nhiên, qua quá trình trải nghiệm cánh đồng lớn bên cạnh những lợi ích tích cực thì cũng nảy sinh một số hạn chế. Nguyên nhân được nhận định một phần do người dân mới tham gia canh tác theo hướng khoa học, bài bản nên đôi lúc bón phân, phun thuốc chưa đúng lịch trình, liều lượng dẫn đến ngày thu hoạch vẫn còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Giá lúa trên thị trường chưa ổn định nên việc liên kết 4 nhà trong khâu tiêu thụ sản phẩm chưa thực hiện được. Ngoài ra, do diện tích cánh đồng lớn phải xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng thời gian nhưng số lượng doanh nghiệp bao tiêu chưa nhiều nên không kịp thu hoạch, lúa quá chín. “Chính vì vậy, tôi mong muốn Nhà nước có chính sách kêu gọi doanh nghiệp, công ty khi tham gia bao tiêu sản phẩm cho người dân cần tránh tình trạng để cò lúa mua bán lại cho thương lái kiếm lợi. Ngoài ra, khắc phục tình trạng thu hoạch không kịp thời, bán không được giá”, ông Hà Minh Triều, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Trung, bày tỏ.

Bà Lê Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, Trưởng ban chỉ đạo cánh đồng lớn, cho hay: Để cánh đồng lớn tiếp tục được duy trì, phát triển bền vững, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo, tăng cường kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân.

Năm qua, 613ha lúa của nông dân trong cánh đồng lớn đều được bao tiêu. Trong đó, Công ty gạo Hoa Sen bao tiêu 130ha với sản lượng 1.000 tấn lúa Đài Thơm 8; Công ty Nông sản Sông Hậu bao tiêu 130ha đất sản xuất giống lúa Jasmine 85 và Đài Thơm 8 cũng với sản lượng 1.000 tấn lúa. Phần diện tích còn lại được Hợp tác xã Nông nghiệp Phước Trung và các thương lái bao tiêu, thu mua.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH