Ảnh minh họa. (Nguồn: ADB) |
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 cập nhật của ADB cho biết,ảnlượngnănglượngtáitạovàkhaithácmỏthúcđẩykinhtếLàohồiphụkết quả bóng đá cúp c1 châu á một nhóm các bên cho vay đang chuẩn bị cấp tài chính cho dự án điện gió 600MW. Khi đi vào hoạt động, dự án này sẽ xuất khẩu tất cả nguồn điện sản xuất được và sẽ trở thành dự án năng lượng gió lớn nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo, xuất khẩu năng lượng của Lào vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh với 7 dự án thủy điện dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022, tạo thêm 4,1 tỷ kWh vào thu nhập xuất khẩu điện của Lào.
Thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến sẽ thu hẹp xuống tương đương 4,5% GDP từ 5% GDP vào năm 2021 nhờ tăng trưởng xuất khẩu vượt trội hơn nhập khẩu.
Trong khi đó, các khoản vay lãi suất thấp cho các nhà sản xuất lương thực địa phương để mua các sản phẩm nông nghiệp đầu vào sẽ giúp thúc đẩy sản xuất lương thực trong nước và giảm áp lực lên giá lương thực ở Lào.
Tuy nhiên, ADB vẫn hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Lào xuống 2,5%, từ mức 3,4% dự kiến vào tháng Tư.
Báo cáo dự báo lạm phát tại Lào sẽ cao hơn đáng kể trong năm 2022 trước khi điều chỉnh vào năm 2023. Theo đó, ADB dự báo lạm phát của Lào lên đến 17% cho năm 2022 do giá dầu cao hơn dự kiến và đồng kip yếu hơn.
Báo cáo mới nhất từ Cục Thống kê Lào cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm của nước này tăng từ mức 30,01% trong tháng 8/2022 lên tới 34% vào tháng 9/2022. Lạm phát trong năm tới dự kiến sẽ giảm ở mức 4,5% do giá dầu toàn cầu giảm.
Theo báo chí Lào, dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào bị hạ thấp được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu chậm chạp và chính sách tiền tệ thắt chặt để quản lý lạm phát.
Chi phí sinh hoạt tăng đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng và hạn chế về nguồn cung đầu vào đã làm giảm triển vọng tăng trưởng của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Những xu hướng này, cùng với sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, đã làm trì hoãn sự phục hồi kinh tế ở Lào.
Việc giá hàng hóa tăng cao ở Lào được dẫn dắt do sự tăng vọt của giá thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng có liên quan đến suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột Nga-Ukraine và bùng phát COVID-19, đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và chứng kiến các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu, tiêu dùng hàng ngày, ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng. Ngoài ra, giá phân bón, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và nhiên liệu tăng mạnh đã không khuyến khích nông dân và nhà sản xuất mở rộng hoạt động./.