当前位置:首页 > Cúp C2

【trực tiếp bóng hôm nay】Hoàn thiện công cụ pháp lý để chuyển đổi số trong quản lý thương mại

Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công

Theànthiệncôngcụpháplýđểchuyểnđổisốtrongquảnlýthươngmạtrực tiếp bóng hôm nayo ông Phạm Duyên Phương - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan, một số điểm tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước; đưa thủ tục hành chính thực hiện trên NSW hoạt động một cách thực chất; giảm bớt chi phí và thời gian tuân thủ cho doanh nghiệp song vẫn đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó là đòi hỏi từ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, xu hướng vận động của thương mại xuyên biên giới và của chuỗi cung ứng toàn cầu dần chuyển sang các hình thái phi giấy tờ, giao dịch điện tử, thương mại điện tử...

Để hiện thực hóa yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, Chính phủ số và khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai NSW, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc xây dựng dự thảo Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo NSW.

Khi ban hành, nghị định sẽ trở thành công cụ pháp lý để các cơ quan nhà nước tiến hành chuyển đổi số công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và vận tải xuyên biên giới, hướng tới các thủ tục hành chính phi giấy tờ.

Lực lượng hải quan và biên phòng phối hợp kiểm tra phương tiện, hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị. Ảnh: Hồng Vân
Lực lượng hải quan và biên phòng phối hợp kiểm tra phương tiện, hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Hữu Nghị. Ảnh: Hồng Vân

Theo ông Phạm Duyên Phương, nghị định được kỳ vọng sẽ giải quyết 6 nhóm vấn đề quan trọng. Trước tiên là việc tái sử dụng các thông tin do cơ quan nhà nước ban hành thông qua các quyết định hành chính, chứng từ hình chính; qua đó loại bỏ chồng chéo, dư thừa, trùng lặp trong yêu cầu về hồ sơ khi thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó là tận dụng thông tin về chứng từ, hồ sơ, giao dịch do các bên tham gia hoạt động thương mại, vận tải xuyên biên giới cung cấp một lần và được tái sử dụng nhiều lần bởi nhiều cơ quan, tổ chức; qua đó, giảm thiểu chi phí và thời gian tuân thủ của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh.

Một vấn đề nữa cũng sẽ được giải quyết là nâng cao độ tin cậy, tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin, dữ liệu; qua đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước cho các cơ quan thực thi pháp luật tại cửa khẩu, cũng như cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, cung cấp thông tin nhiều chiều thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, công tác hoạch định và xây dựng chính sách của các bộ, ngành, địa phương và lãnh đạo các cấp.

Các thông tin được cung cấp cũng phục vụ cho việc đo lường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc đo lường thời gian thực hiện thủ tục hành chính; qua đó tìm ra những điểm nghẽn về chính sách, thủ tục, hồ sơ và hoạt động công vụ để có điều chỉnh phù hợp.

Đặc biệt, quy định mới sẽ tạo ra khung pháp lý để trao đổi thông tin tiến tới công nhận chứng từ điện tử lẫn nhau với các đối tác thương mại của Việt Nam; qua đó tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, thực hiện thủ tục hành chính phi giấy tờ xuyên quốc gia.

Cần hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh

Góp ý vào những thay đổi căn bản nói trên, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: Nghị định cần có quy định mang tính nguyên tắc trong việc tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu đã được kết nối. Cùng với đó, cần xây dựng hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để việc kết nối, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin được dễ dàng, nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Đã tập hợp thông tin của 21 bộ ngành

Đến nay, qua 9 tháng làm việc với các bộ, ngành liên quan và góp ý của các địa phương, Tổng cục Hải quan đã tập hợp được số lượng 431 thông tin của 21 bộ, ngành dự kiến được kết nối, chia sẻ qua Cổng thông tin một cửa quốc gia sau khi dự thảo nghị định được ban hành.

Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Anh - Chuyên gia Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho biết: Các nội dung của dự thảo nghị định này bổ sung cho các nội dung quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, song cũng cần nghiên cứu thêm vấn đề về chia sẻ thông tin.

Ông Ngọc Anh phân tích, dự thảo giới hạn việc kết nối và chia sẻ thông tin chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo NSW có thể chưa hợp lý vì các bộ, ngành khác có thể chia sẻ và sử dụng thông tin có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng không hẳn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, ví dụ các thông tin về mua bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hoá đã nhập khẩu, hoặc chế biến trong nội địa…

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục tổ chức các hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo này trước khi hoàn thiện và trình Bộ Tài chính trình Chính phủ.

分享到: