【kết quả legia warszawa】Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam
TheủtướngPhạmMinhChnhdựTọađmdoanhnghiệpViệkết quả legia warszawao Thủ tướng Phạm Minh Chính, sau 50 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tốt đẹp hơn bao giờ hết, ngày càng thực chất, hiệu quả. Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Trong chương trình dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản, chiều 21-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. Tọa đàm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), chính quyền tỉnh Hiroshima, Nhật Bản tổ chức.
Cùng dự có Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, tỉnh Hiroshima, các hiệp hội, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam - nước phát triển năng động nhất Đông Nam Á; có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; luôn lắng nghe tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; có nguồn lao động dồi dào và trẻ, trình độ ngày càng được nâng cao. Việt Nam và Nhật Bản gần gũi về văn hóa, lịch sử.
Các doanh nghiệp Nhật Bản xác định Việt Nam là địa chỉ đầu tư hàng đầu; mong muốn tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trên các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, logistics, bất động sản, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô điện, tài chính - ngân hàng, thiết bị tự động hóa, may mặc, bán lẻ…
Doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhất là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư, cung cấp ổn định năng lượng xanh cho sản xuất, có chính sách ưu đãi đối với một số lĩnh vực kinh tế ưu tiên, nới lỏng chính sách cấp giấy phép lao động…
Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự chia sẻ, đồng hành, quyết tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức; đồng hành cùng Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19 để ổn định, phát triển, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Theo Thủ tướng, sau 50 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tốt đẹp hơn bao giờ hết, ngày càng thực chất, hiệu quả. Hiện nay, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như hiện nay. Việt Nam xây dựng đất nước dựa vào 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Cùng với đó, thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thuận lợi. Xuyên suốt quá trình đó, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách phù hợp, hiệu quả, trong đó có các vấn đề của doạnh nghiệp. Việt Nam tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng; ưu tiên cho 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, kinh tế trí thức…; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; hỗ trợ Việt Nam về công nghệ, vốn, quản trị, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thể chế… để thực hiện mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050.
Thủ tướng ghi nhận các ý kiến của các doanh nghiệp, cho biết những vấn đề này cũng đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doạnh nghiệp phát triển, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản.
Thủ tướng nhấn mạnh “Chúng ta đã hợp tác, chia sẻ, quyết tâm, cố gắng và thành công, thì tiếp tục thúc đẩy hợp tác, chia sẻ, quyết tâm, cố gắng và thành công hơn nữa trong điều kiện mới; góp phần vun đắp quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản ngày càng thiết thực, hiệu quả”.
Theo VOV.VN
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/786e798908.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。