Ông Cao Văn Ba sinh ra và lớn lên ở quê hương miền biển Giao Thủy,ôitômthẻchântrắngthươngbinhnghèothànhtỷphúsoi kèo ukraine Nam Định, xuất thân từ 1 gia đình nghèo khó và là 1 thương binh trở về sau chiến tranh chống Mỹ. Sức khỏe suy giảm 21% do hậu quả chiến tranh, lại là vùng quê gắn bó với nghề nông nên cái nghèo, cái đói vẫn đeo đẳng ông. Với sự khao khát và quyết tâm thoát nghèo, ông đã liều mình chọn cho mình 1 hướng đi mạo hiểm là đầu tư 1 số vốn lớn để xây hệ thống ao đầm phục vụ cho nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 1989, sau khi trở về từ trại điều dưỡng, ông tham gia vào tổ thương binh nuôi trồng thủy sản của xã Giao Phong bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhưng chỉ được hơn 2 năm thì những người khác bỏ cuộc. Lúc này chỉ còn 1 mình, ông tiếp tục đầu tư vào xây dựng, củng cố hệ thống đầm nuôi. Ban đầu, ngân hàng chỉ cho vay thế chấp 200 triệu, còn lại ông phải “lấy ngắn nuôi dài” tức là lấy lãi vụ này nuôi tiếp vụ sau. Sau nhiều năm, số tiền mà ông đầu tư đã lên đến con số khoảng 10 tỷ. “Thời gian đầu, gia đình tôi không ủng hộ tôi làm việc này vì số vốn bỏ ra quá lớn, phải đi vay thế chấp ngân hàng. Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng là loại tôm khó nuôi, đòi hỏi kĩ thuật nuôi cầu kì, mức độ rủi ro cao, nếu sơ suất có thể gây ra thiệt hại lớn”, ông Ba tâm sự. Tuy vậy, với quyết tâm cao không lùi bước, đến nay, đầm nuôi của ông đã được trang bị đầy đủ các thiết bị và máy móc gồm: 30 chiếc máy nổ, 2 chiếc máy phát điện và 1 chiếc xe tải 2,5 tấn. Diện tích ao đầm nuôi của ông đã được mở rộng thêm gấp nhiều lần với tổng diện tích là khoảng 4 ha, trong đó, cứ 1 ha thì chỉ sử dụng 4000 mét vuông để nuôi, diện tích còn lại là bờ bao và ao lắng. Khi được hỏi về năng suất của mỗi vụ nuôi, ông tiết lộ gia đình thu hoạch được khoảng 64 tấn tôm mỗi vụ, bình quân mỗi kg tôm được bán ra với giá 140.000 vnđ/kg, tổng thu được khoảng 8 tỷ 960 triệu vnđ. Tuy nhiên, số đó chưa tính trừ đi số tiền dùng để mua giống và thức ăn cho tôm. |