Nhiều phụ huynh băn khoăn có cần thiết buộc trẻ lớp 1 bỏ ra quá nhiều thời gian luyện viết thật chuẩn từng li từng tí theo yêu cầu của giáo viên,ạohaygograveboacutekhidạychữchotrẻkết quả kèo bóng đá hôm nay để về sau gần như không bao giờ trẻ thực hiện điều này trong cuộc sống nếu không trở thành… giáo viên lớp 1?
|
Rèn chữ, rèn nết người
Nói về việc có cần thiết hay không khi rèn chữ cho trẻ, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, khẳng định: “Văn hóa của mỗi nước rất khác nhau, do đó quan điểm giáo dục cũng khác nhau. Chúng ta thường nghĩ, dạy chữ là dạy người. Dạy cách viết cũng là rèn nhân cách. Có lẽ vì vậy mà chúng ta muốn trẻ cũng phải học cách cẩn thận, chú tâm và không ngại khó”. Theo bà Dung, nếu cho rằng bây giờ dạy trẻ như thế này nhưng khi lớn lên trẻ không thực hiện thì chưa phải là đúng lắm. Có những điều sau này chúng ta không sử dụng nữa nhưng nó ăn sâu vào trong tính cách của chúng ta. Tuy nhiên, bà Dung cũng nhìn nhận: “Mặt khác, tôi cũng thích để trẻ sáng tạo, bay bổng mà không bị gò bó bởi bất cứ quy cách nào vì sau này các em sẽ không còn cơ hội nữa. Do vậy, tốt hơn cần cố gắng cân bằng giữa các quy định và triết lý giáo dục”.
Trong khi đó, ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng phòng GD tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng: “Trẻ cần viết đúng từ trong tư thế ngồi đến cách đặt bút, nối nét… Rèn chữ trước hết rèn tính cẩn thận, chính xác khi trẻ lớn lên mới xem đến tính thẩm mỹ. Tuy nhiên đã là nguyên tắc, chẳng hạn yêu cầu về ô li, thì nên cố gắng đạt được để lớn lên còn rèn luyện các chuẩn khác”.
Chỉ cần viết đúng
Thực tế là trẻ lớp 1 hiện phải mất quá nhiều thời gian dành cho việc rèn chữ. Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng. Vì thế, nhiều giáo viên có lời khuyên giúp phụ huynh hỗ trợ con rèn chữ.
Cô Uông Thị Mỹ Anh, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), cho biết: “Căn cứ vào những kiến thức trong sách giáo khoa, muốn hỗ trợ trẻ thì phụ huynh nên học cùng trẻ vì chỉ cần nhìn vào sách phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên yêu cầu hay gò ép trẻ phải viết đẹp mà chỉ cần động viên, hướng dẫn thêm để trẻ viết đúng mà thôi”.
Về thao tác, cô Huỳnh Thị Tinh Tinh, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Lạc Long Quân (Q.11, TP.HCM), khuyên: “Khi quan sát và rèn nét cho trẻ, cha mẹ phải lưu ý về kích cỡ, độ cao, chiều rộng, khoảng cách và vị trí đặt dấu. Cô Tinh dẫn chứng cụ thể: Trong 15 nét cơ bản thì các nét xổ, xiên trái, xiên phải, móc xuôi, móc ngược, hất thắt đầu, cong hở phải, cong hở trái, cong kín, móc 2 đầu có thắt bụng có chiều cao 2 ô li còn nét khuyết xuôi cao 5 ô li và khuyết ngược dài 5 ô li”.
Cô Lưu Thị Thanh Xuân, khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ cách dạy trẻ viết nhuần nhuyễn: “Cha mẹ không nên ép buộc mà chỉ nên cho trẻ viết lại những bài cô giáo hướng dẫn trên lớp khi các em thực sự hứng thú”.
Nhiều giáo viên lớp 1 khác còn lưu ý phụ huynh quan sát và nhắc nhở con em khi viết phải giữ khoảng cách giữa mắt và chữ là 25 cm. Để trẻ dễ tưởng tượng, dễ hiểu thì lấy cuốn tập làm căn cứ. Khi viết phải giữ tư thế sao cho thẳng lưng, tay trái đặt phía trên của vở, 2 chân để song song và cầm bút chỉ bằng 3 ngón tay, cách ngòi bút 2,5 cm. Các giáo viên còn gợi ý phụ huynh nên cho trẻ sử dụng bút chì loại HB, màu nhạt để có thể dễ dàng dùng gôm sửa sai.
Chỉ rèn chữ đẹp khi trẻ thích thú Theo ông Lê Ngọc Điệp, để việc tập viết trở nên nhẹ nhàng, không phải là gánh nặng của trẻ và áp lực đối với phụ huynh thì cần hiểu bắt đầu bằng chữ “tập”, chẳng hạn như tập viết, tập đọc, tập làm văn... Vì vậy, chắc chắn sẽ có những va vấp, lúng túng, giáo viên phải là tay vịn để trẻ tự tin trong những bước tiếp theo. Giáo viên không nên rầy la mà thay vào đó hướng dẫn, khuyến khích trẻ. Nhiều giáo viên có kinh nghiệm còn cho rằng chỉ cho trẻ rèn chữ đẹp khi phát hiện trẻ có khả năng và thích thú. “Lúc đó hãy nên cho trẻ rèn nét thanh, nét đậm để chữ đẹp, mềm mại...”, giáo viên Thanh Xuân lưu ý. Đặc biệt, các giáo viên lớp 1 khuyên phụ huynh không nên đặt nặng vấn đề trẻ không thuận tay phải. Hãy cứ để trẻ tự do, thuận tay nào viết tay đó. Có thể trẻ sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu nhưng khi trẻ viết nét chưa tốt, giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ theo quy trình bằng tay phải, sau đó trẻ áp dụng cho tay trái. |
(Theo TNO)