Giao tranh tiếp tục gia tăng tại Gaza ngay trong Tháng lễ Ramadan đã khiến nạn đói ngày càng trầm trọng hơn cần có giải pháp cứu trợ khẩn cấp. Người dân Palestine chia sẻ bữa ăn Iftar vào ngày đầu tiên trong tháng Ramadan của người Hồi giáo. Ảnh: AFP Tháng lễ Ramadan diễn ra tại Dải Gaza trong bối cảnh các cuộc đàm phán ngừng bắn bế tắc,ệnhngừngbắnQuốctếnỗlựccứutrợnhnđạoởbang xếp hạng la liga nạn đói ngày càng gia tăng trên khắp vùng đất này và cuộc chiến Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc. Theo đó, Mỹ, Qatar và Ai Cập đã hy vọng có thể làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn trước lễ Ramadan, bao gồm việc thả hàng chục con tin Israel và tù nhân Palestine, đồng thời đưa một lượng lớn viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình trệ. Hamas yêu cầu Israel rút khỏi Dải Gaza thì bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể đạt được. Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ yêu cầu của Hamas, thề sẽ tiếp tục cuộc tấn công cho đến khi “chiến thắng hoàn toàn” trước lực lượng này và thả tất cả các con tin bị giam giữ ở Gaza. Ông Netanyahu cho biết hôm 11-3 rằng Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh thứ tư của Hamas. Chính những động thái trên đã khiến giao tranh ở Dải Gaza chẳng những không hạ nhiệt mà còn diễn ra ác liệt hơn. Điều này đã khiến cuộc sống của người dân càng khốn khổ hơn. Mặc dù ngay trong Tháng lễ Ramadan nhưng những buổi cầu nguyện của người dân Palestine được tổ chức bên ngoài giữa đống đổ nát của những tòa nhà bị phá hủy. Đèn lồng không có điện để thắp sáng và đồ trang trí được treo trong các khu lều chật kín người. Người dân Palestine bắt đầu nhịn ăn trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo hôm 11-3 trong nỗi buồn lo chồng chất. Sau 5 tháng cuộc xung đột Israel - Hamas diễn ra đã có hơn 31.000 người Palestine thiệt mạng và phần lớn cơ sở hạ tầng ở Gaza trở thành đống đổ nát. Các gia đình tại đây thường phải nhịn ăn vì thiếu thốn. Hầu hết thực phẩm được bán ở chợ đều rất ít, thường là đồ đóng hộp với giá quá cao. Đến thời điểm này, giao tranh đã khiến khoảng 80% dân số Gaza gồm 2,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và đẩy hàng trăm ngàn người đến bờ vực nạn đói. Giới chức y tế cho biết ít nhất 25 người, chủ yếu là trẻ em, đã chết vì suy dinh dưỡng và mất nước ở phía Bắc Gaza. Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp đang được các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia liên quan quan tâm triển khai. Mới đây, một tàu của Quân đội Hoa Kỳ chở thiết bị xây dựng bến cảng tạm thời ở Gaza đã hướng tới Địa Trung Hải với mục đích chuyển hàng cứu trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch tăng cường vận chuyển hàng viện trợ vào Dải Gaza bằng đường biển - vùng đất bị bao vây, nơi hàng trăm ngàn người Palestine đang bị đói. Việc mở hành lang biển cùng với các đợt thả dù hàng viện trợ của Mỹ, Jordan và một số nước khác đã phản ánh sự quan ngại ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng nhân đạo chết người ở Gaza và sự sẵn sàng mới để vượt qua sự kiểm soát của Israel đối với các chuyến hàng trên đất liền. Tuy nhiên, các tổ chức viện trợ nhận định việc vận chuyển hàng viện trợ bằng đường hàng không và đường biển không thể bù đắp cho thực trạng thiếu hụt do các khó khăn cản trợ trên tuyến đường bộ. Số lượng xe cứu trợ vào Dải Gaza hàng ngày thấp hơn nhiều so với con số 500 xe vào trước khi xung đột Israel - Hamas diễn ra. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở Dải Gaza còn phải hứng chịu thêm nhiều đau thương mất mát khi cuộc chiến Israel và Hamas vẫn kéo dài dai dẳng.
HN tổng hợp |