【soi kèo koln】Cho phép xóa nợ ngay khi Luật Quản lý thuế sửa đổi được thông qua

cho phep xoa no ngay khi luat quan ly thue sua doi duoc thong qua

Bộ Tài chính đề nghị xử lý xóa nợ,épxóanợngaykhiLuậtQuảnlýthuếsửađổiđượcthôsoi kèo koln khoanh các khoản nợ không còn đối tượng thu, không có khả năng thu hồi. (Hoạt động nghiệp vụ tại chi cục Hải quan Bắc Ninh, Cục Hải quan Bắc Ninh). Ảnh: T.Trang.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đưa vấn đề trên vào Đề án sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế (dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội năm 2018) và kiến nghị cho phép áp dụng ngay khi Luật này được Quốc hội thông qua.

Trước đó, tại Công văn số 24/TTr-BTC ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính đã đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền nợ thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị xử lý xóa nợ, khoanh các khoản nợ không còn đối tượng thu, không có khả năng thu hồi.

Trong đó, đề nghị khoanh nợ (tạm thời chưa thu và không tính tiền chậm nộp thuế) đối với người nộp thuế nợ tiền thuế đã chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh quá 1 năm, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bộ Tài chính cũng đề nghị xóa nợ tiền chậm nộp thuế đối với người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách hoặc có nguồn chi từ ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến phát sinh tiền chậm nộp, tiền phạt nộp chậm. Số tiền chậm nộp đề nghị xóa ước tính đến 31/12/2015 là hơn 542 tỷ đồng.

Đề nghị xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước năm 2018 của người nộp thuế gặp thiên hai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng. Mức xóa tiền chậm nộp thuế không vượt quá giá trị thiệt hại. Tổng số nợ Bộ Tài chính muốn xóa ước tính đến thời điểm 31/12/2017 vào khoảng 1.700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể (trừ trường hợp giải thể để chia tách, sáp nhập, chuyển đổi), phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế không còn hoạt động trước năm 2017. Những đối tượng này không còn khả năng nộp ngân sách và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Số tiền ước tính lên đến hơn 24,3 nghìn tỷ đồng (trong đó của người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức khoảng hơn 22,2 nghìn tỷ đồng, còn của hộ - cá nhân kinh doanh là hơn 2.000 tỷ đồng).

Về thẩm quyền xử lý, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với trường hợp từ 10 tỷ đồng trở lên. Bộ trưởng Tài chính xóa nợ với trường hợp từ 5-10 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ với trường hợp dưới 5 tỷ đồng.

Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh thì Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xóa nợ trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý thuế sau khi phối hợp với cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, UBND cấp xã phường,... xác minh hộ, cá nhân kinh doanh “đã chấm dứt hoạt động kinh doanh ở địa chỉ kinh doanh”, đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
下一篇:Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong