Trong đó,ướcvàogiaiđoạnmớsố liệu thống kê về đội tuyển anh gặp đội tuyển bóng đá quốc gia bắc macedonia chủ đề trước liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nga và Trung Quốc khi hai nước này cùng chung đường biên giới với Triều Tiên và đặt họ vào cùng một phía trong việc kêu gọi giảm căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng. Chủ đề sau lại đặt hai thành viên của BRICS là Ấn Độ và Trung Quốc vào thế đối đầu.
Tình hình tại Doklam đã được "hạ nhiệt", nhưng rõ ràng nó cho thấy là trong khi nhóm BRICS đang tìm kiếm việc thay đổi trật tự toàn cầu theo hướng đáp ứng rõ ràng hơn các lợi ích của họ, thì vẫn có sự cạnh tranh trong nội bộ. Cơ cấu Ngân hàng Phát triển mới (NDB) cho phép mỗi thành viên BRICS có quyền bỏ phiếu như nhau. Tuy nhiên, khẩu hiệu “bình đẳng” lại đang che giấu một thực tế là tổ chức này trên nhiều khía cạnh có vẻ như là "Nhóm Trung Quốc + 4". Trung Quốc chiếm đến gần 66% tổng GDP (ước tính trong năm 2017) của cả nhóm BRICS, trong đó Ấn Độ chiếm dưới 14%, Brazil (12%), Nga (8,7%) và Nam Phi (1,8%).
Cả Trung Quốc và Mỹ đều chiếm gần 12% thương mại hàng hóa toàn cầu. Một trật tự thế giới mới mà sự thống trị về kinh tế và an ninh của Mỹ không còn thì sẽ được thay thế bởi Trung Quốc và BRICS. Các tuyên bố của cả Trung Quốc lẫn BRICS đều khẳng định cam kết đối với nền kinh tế mở của thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia BRICS đều ý thức được rằng lợi và hại của thương mại tự do từ lâu đã không được chia sẻ một cách bình đẳng. Mặc dù thương mại nội khối BRICS đã tăng gần 10 lần trong khoảng thời gian từ 2000-2016 và hiện đang đạt con số hơn 500 tỉ USD/năm, song vẫn tồn tại một số vấn đề cốt yếu như sự bất bình đẳng thương mại song phương hay biến động lưu thông thương mại.
Trong bối cảnh một nước Mỹ khó đoán, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Trung tâm Á-Âu, nơi sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang tiếp tục mạnh lên, thì các nước BRICS còn lại phải đóng một vai trò xây dựng trong việc tìm ra một chương trình toàn cầu để có thể tránh được những sai lầm của các cường quốc trong thế kỉ XX. Vấn đề Triều Tiên chính là một bài kiểm tra ngay lúc này. Nếu không làm được điều đó thì khẩu hiệu "Đối tác mạnh mẽ hơn vì một tương lai tươi sáng hơn" của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn vừa qua vẫn sẽ chỉ là dấu hiệu của sự mâu thuẫn trong tương lai.