Sáng ngày 25/1,ắpcógiaodịchmuabántrongngàbang xep hang hà lan tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị tập huấn các văn bản pháp quy sắp có hiệu lực và mới có hiệu lực do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức, thu hút gần 300 đại diện các thành viên thị trường chứng khoán khu vực phía Nam đến dự.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Long, Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết, giao dịch mua bán ngược chiều có 3 hình thức: thứ nhất là mua chứng khoán xong, sau đó chứng khoán về đến tài khoản rồi mới được bán, được gọi là giao dịch sau ngày T+3. Thông tư 203/2015/TT-BTC bổ sung thêm 2 trường hợp mua bán ngược chiều và được nhận định là tốt hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng thanh khoản và giúp nhà đầu tư (NĐT) thể hiện quyền sở hữu chứng khoán một cách đầy đủ hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đó là sau khi mua chứng khoán, mặc dù hàng đang trên đường về (đang trong quá trình thanh toán bù trừ) nhưng vẫn được bán (giao dịch trong ngày T +1 và T+2) và mua chứng khoán nhưng đồng thời được bán ngay số chứng khoán vừa mua (giao dịch ngày T+0).
“Như vậy, một khi Thông tư 203 có hiệu lực, nhà đầu tư (NĐT) sẽ có thể thực hiện các giao dịch T+0 (giao dịch trong ngày) và giao dịch tại ngày T+1, T+2 (giao dịch chứng khoán chờ về). Riêng giao dịch chứng khoán trong ngày, ngoài việc ta vừa mua xong ta có quyền bán số chứng khoán đó, ta cũng có thể bán chứng khoán và mua ngay trong ngày để bù đắp lại”, ông Long nói.
Tuy nhiên, ông Long cũng lưu ý là để triển khai thực hiện được các hình thức giao dịch chứng khoán trở về T+1, T+2 và T+0 thì cần phải nâng cấp hệ thống, trước hết là các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán và cả các công ty thành viên. Đây là vấn đề thời gian và khi có quy định pháp lý thì các đơn vị mới có thể triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ được.
Tương tự, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường (UBCKNN) cũng nhìn nhận là việc triển khai T+0 hoàn toàn phụ thuộc vào thành viên thị trường (các sở giao dịch, trung tâm lưu ký, các công ty chứng khoán), bởi ngoài việc đáp ứng về mặt công nghệ thì cần phải có những quy trình nghiệp vụ, quy trình quản trị rủi ro và các cơ chế phòng vệ để có thể xử lý cho vấn đề thiếu hụt khi triển khai./.
Đỗ Doãn