Tính đến nay,ẫntồntạingườinộpthuếởtìnhtrạngkhôcúp c1 châu âu nam ngoài việc quản lý 473.691 DN đang hoạt động, Tổng cục Thuế đã cấp mã số thuế cá nhân cho 18.553.451 trường hợp; mã số thuế hộ kinh doanh là 1.910.495 và mã số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã cấp và đang còn hoạt động là 15.031.281. Do vậy, để đảm bảo phương châm “thu đúng, thu đủ, thu đúng đối tượng”, cơ quan Thuế các cấp chặt chẽ trong việc rà soát thông tin quản lý về NNT để kịp thời phát hiện trường hợp gian lận, trốn thuế. Theo báo cáo đánh giá của Vụ Kê khai và Kế toán thuế, thời gian qua, cơ quan Thuế các cấp đã thực hiện việc kiểm tra, rà soát và đối chiếu dữ liệu về tình trạng NNT trên hệ thống với tình hình thực tế để bổ sung và cập nhật kịp thời các thông tin liên quan, qua đó nắm bắt sát thực đối tượng nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế. Kết quả, tổng số tờ khai thuế cả nước trong năm 2013 đạt 91% so với tổng số tờ khai thuế phải nộp (trong đó tờ khai thuế GTGT đạt 90,2%, thuế Thu nhập DN đạt 90%, thuế Tiêu thụ đặc biệt đạt 76%) và tổng số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn bình quân đạt 98% tổng số tờ khai đã nộp. Tuy nhiên, công tác quản lý NNT vẫn còn một số hạn chế như: Tình trạng NNT tự ngưng, nghỉ, bỏ kinh doanh không đúng quy định, không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế... còn tương đối phổ biến gây khó khăn cho công tác quản lý thuế và để lại nhiều hậu quả xấu đối với môi trường kinh doanh, vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn. Mặc dù đã chủ động, nỗ lực để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định tình trạng hoạt động, tình trạng khai thuế, nợ thuế, sử dụng hoá đơn... của NNT, nhưng theo Vụ Kê khai và Kế toán thuế vẫn tồn tại một số lượng NNT ở trạng thái “3 không” là đã ngừng hoạt động nhưng cơ quan Thuế không biết; bản thân DN cũng không báo cáo cơ quan Thuế; không làm thủ tục để đóng mã số thuế. Hiện nay, thông tin quản lý NNT còn chưa được cập nhật thường xuyên, chưa tận dụng được hết thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, tính kết nối thông tin tổng thể của một người nộp thuế còn hạn chế... dẫn tới thiếu thông tin cho công tác phân tích, đánh giá, phân loại và giám sát NNT như tài khoản ngân hàng, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ liên kết mẹ - con... của NNT. Mặt khác, tại một số cơ quan Thuế vẫn chưa chủ động nắm bắt đầy đủ số đối tượng đang hoạt động, phải khai thuế, nộp thuế trên địa bàn; các thông tin về quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của NNT lạc hậu, không được cập nhật... dẫn đến khi có các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo các Nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ, khó kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ. Do vậy, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Thuế là tiếp tục phối hợp chặt với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Tăng cường kiểm tra tổ chức, cá nhân không đăng ký kinh doanh nhưng thực tế có kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế. Tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước để có biện pháp thu hồi kịp thời... “Năm 2014, cơ quan Thuế sẽ kiên quyết xử lý doanh nghiệp không nộp, chậm nộp hồ sơ khai thuế. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế sẽ hình thành việc quản lý theo phân loại, đánh giá mức độ rủi ro, tuân thủ pháp luật thuế của NNT trong tất cả các lĩnh vực công tác kê khai và kế toán thuế như: nhóm NNT thường xuyên ngưng nghỉ kinh doanh, giải thể, phá sản; nhóm NNT khai thuế GTGT phải nộp không phù hợp thực tế kinh doanh; nhóm NNT khai thuế TNDN lỗ không phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh... để tham mưu, phối hợp các bộ phận kiểm tra, thanh tra xử lý kịp thời” - Phó Tổng cục trưởng Trần Văn Phu nhấn mạnh. Mai Ka |