当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【đội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại】Đối tác dần chuyển đơn hàng, cần sớm có Bộ Tiêu chí sản xuất an toàn thời dịch

Phương án nào sản xuất an toàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp TPHCM có 4 phương án tổ chức sản xuất mùa dịch
Trung Quốc chiếm hơn 50% kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may,ĐốitácdầnchuyểnđơnhàngcầnsớmcóBộTiêuchísảnxuấtantoànthờidịđội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại da giày
Gia tăng lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu da giày khả quan
0225-20160418-033805953-ios
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Huế

Xây dựng linh hoạt Bộ Tiêu chí sản xuất thời dịch

Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), các tỉnh phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn. Việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp gần như đóng cửa hết do không thể thực hiện mô hình "3 tại chỗ".

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso cho biết thêm, các doanh nghiệp khu vực phía Bắc dù vẫn hoạt động nhưng với công suất chỉ 50% do thiếu nguyên phụ liệu từ các nhà máy phía Nam. Trong khi đó, việc nhập khẩu từ Trung Quốc cũng không thuận lợi do việc di chuyển gặp khó khăn. “Do đó, các đối tác đã dần chuyển đơn hàng sang các nước khác", bà Xuân nói.

Trước những khó khăn chất chồng với doanh nghiệp toàn ngành, trong công văn vừa gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Lefaso đưa ra một loạt góp ý ở cả góc độ phục hồi sản xuất lẫn hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Cụ thể về phương án phục hồi sản xuất, Hiệp hội góp ý bổ sung giao Bộ Y tế xây dựng Bộ Tiêu chí về sản xuất an toàn thời dịch cho các hình thức vận hành khác nhau, để các địa phương có khung nhằm đánh giá các phương án hoạt động do doanh nghiệp đệ trình. Ví dụ, một Bộ Tiêu chí về “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” cố định (đã có, có thể hoàn thiện để xử lý một số điểm yếu trong thời gian qua).

Bộ Tiêu chí để doanh nghiệp áp dụng “2 tại chỗ” hoặc “4 xanh” theo tỷ lệ nâng dần công suất từ 30-50-70%, có tính đến thực tế đại bộ phận người lao động trong các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động hiện nay chưa được tiêm vắc xin hoặc tỷ lệ phủ mũi 1 rất thấp và sẽ mất nhiều tháng nữa mới phủ được mũi 2. Ngoài ra là Bộ Tiêu chí để doanh nghiệp áp dụng kể cả khi người lao động đã tiêm 1 hoặc đủ 2 mũi vắc xin.

Bên cạnh đó, bổ sung giao Bộ Y tế và Bộ Công Thương phối hợp để ra Quy trình tiêu chuẩn giúp các địa phương đánh giá được mức độ rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc đóng cửa doanh nghiệp .

Hiệp hội cũng góp ý bổ sung giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu và cho phép doanh nghiệp áp dụng Điều 108 của Bộ Luật Lao động để vượt trần thời gian làm thêm giờ cả mức tháng và mức năm; có thể cân nhắc cho phép áp dụng Điều 108 trong tình hình đặc biệt hiện nay đến hết năm 2021.

“Nếu chỉ nâng mức trần theo tháng thì rất nhiều doanh nghiệp cho đến nay đã dùng gần hết mức trần của năm, do đó sẽ không còn dư địa để đẩy nhanh tốc độ sản xuất nhằm bù đắp cho thời gian đã mất, cũng như người lao động sẽ phục hồi thu nhập càng chậm hơn”, bà Phan Thị Thanh Xuân phân tích rõ hơn.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Hiệp hội cũng góp ý bổ sung giao Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động nghiên cứu cho phép doanh nghiệp thương lượng lương sau 14 ngày đóng cửa đầu tiên với người lao động theo hình thức tập thể, với Công đoàn là đại diện người lao động.

Đa phần các doanh nghiệp phía Nam đã đóng cửa trên 1 tháng và đang gặp rất nhiều khó khăn khi thương lượng chế độ với từng cá nhân người lao động riêng lẻ qua điện thoại, zalo,.., đặc biệt là với những doanh nghiệp có hàng nghìn hoặc vài chục ngàn lao động. Bà Xuân nhận định, việc thương lượng tập thể này đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp giữ chân được người lao động và giảm chi phí tuyển dụng lại.

Dừng thu phí cảng biển, giảm giá điện

Về góc độ hỗ trợ doanh nghiệp, Lefaso góp ý Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP nhưng không phải chỉ trong 6 tháng từ khi nộp hồ sơ mà 1 năm từ khi nộp hồ sơ. Đối với các doanh nghiệp nằm trong địa phương áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg được giảm 50% số tiền phải nộp.

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội đề nghị, dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn trước mắt đến 30/6/2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất (tức là ít nhất có 15% lao động, kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ không lương) thay vì 50% như quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 28/5/2021.

Miễn đóng đến 31/12/2021 cho doanh nghiệp nằm trong các địa phương thực hiện Chỉ thị 16; cho phép doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động.

Đáng chú ý, về giảm giá điện, Hiệp hội đề nghị giảm 30% giá điện cho doanh nghiệp đến hết năm 2021. “Ngoài ra, thành phố Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. TPHCM hoãn áp dụng thu phí cảng biển cho đến 30/6/2022”, bà Phan Thị Thanh Xuân nói.

Ở góc độ tín dụng, Hiệp hội mong muốn Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022.

Bên cạnh đó, các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các doanh nghiệp phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho doanh nghiệp ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16.

分享到: