【bxh tbn 2】Các nước châu Á phối hợp bảo vệ động vật hoang dã

  发布时间:2025-01-11 14:59:24   作者:玩站小弟   我要评论
Hổ là một trong số những loài động vật hoang dã đang được bảo vệ khẩn cấp. Thỏa thuận trên được đư bxh tbn 2。

cac nuoc chau a phoi hop bao ve dong vat hoang da

Hổ là một trong số những loài động vật hoang dã đang được bảo vệ khẩn cấp.

Thỏa thuận trên được đưa ra sau 2 ngày diễn ra hội thảo về chống tội phạm đối với loài hổ được tổ chức tại Thái Lan,ácnướcchâuÁphốihợpbảovệđộngvậthoangdãbxh tbn 2 từ ngày 13 đến 14-2-2012.

Diễn đàn quốc tế về chống tội phạm đối với các loài hoang dã (ICCWC), Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Văn phòng Liên hiệp quốc về tội phạm và ma túy (UNODC) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đồng tổ chức hội thảo này. Ban Thư ký Công ước CITES và Ngân hàng thế giới (WB) đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật cho hội thảo. Mục đích của hội thảo là giúp cho những người có thẩm quyền của các quốc gia liên quan hiểu rõ hơn về các giải pháp thực thi pháp luật trong việc bảo vệ loài hổ và các loài quý hiếm đang bị đe dọa khác.

Năm 2010, các tổ chức quốc tế trên đã thống nhất thành lập Diễn đàn quốc tế về chống tội phạm đối với các loài hoang dã với mục đích đánh giá, tăng mức độ hiệu quả của các quy định pháp luật, thông qua sử dụng thông tin tình báo và các phương pháp điều tra hiện đại. Cuộc gặp mặt của những người đứng đầu cơ quan Cảnh sát và Hải quan là hoạt động đầu tiên của Diễn đàn bắt đầu từ tháng 11-2010. Các quốc gia đang đối mặt với tình trạng xâm hại môi trường, buôn bán các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm đều tích cực tham gia chương trình. 13 quốc gia tham gia chiến lược hành động trong 12 năm phấn đấu tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022.

Hội thảo đã thảo luận Quyết định 15.48 được đưa ra tại phiên họp thứ 15 của Hội nghị các bên tham gia Công ước CITES tổ chức tại Doha năm 2010. Quyết định nêu rõ: “Ban Thư ký CITES sẽ tìm kiếm các nguồn tài trợ phù hợp, trong thời gian sớm nhất, để tổ chức một hội thảo dành cho các quan chức Hải quan và Cảnh sát cấp cao của các quốc gia liên quan, nhằm bảo vệ loài hổ hoang dã, để cảnh báo về tình trạng đe dọa đối với loài này, đặc biệt là ảnh hưởng của tội phạm đối với các loài hoang dã”.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, vấn đề đặt ra không chỉ là bảo tồn loài hổ mà còn là ngăn chặn các hành vi tội phạm khác như tội phạm có tổ chức, tham nhũng, rửa tiền, gian lận, làm hàng giả. Trong cuộc chiến này, WCO luôn khẳng định vị thế của cơ quan Hải quan trong việc đi tiên phong bảo vệ các loài hoang dã thông qua sự kiểm soát hải quan tại biên giới và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật.

Tại hội thảo, Tổng Thư ký WCO cho rằng tội phạm về môi trường là vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng tới an ninh và kinh tế toàn cầu. Tội phạm này sử dụng các kỹ thuật hiện đại và có mạng lưới được tổ chức cao; hoạt động của chúng đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học trên thế giới.

Nhân dịp này, các chuyên gia về bảo tồn loài hổ cũng giới thiệu những kết quả phân tích mới nhất về các nguy cơ đối với loài hổ, đặc biệt là các đường dây tội phạm xuyên quốc gia tại khu vực châu Á. Các chuyên gia Hải quan và Cảnh sát đã trao đổi về các trọng điểm biên giới, thảo luận các cơ hội hợp tác dựa trên ưu tiên của các quốc gia để tìm ra cách thức hợp tác tốt nhất.

Theo Giám đốc điều phối hoạt động của INTERPOL, các tổ chức cần có chương trình cụ thể về chống tội phạm môi trường nói chung và tội phạm đối với các loài hoang dã nói riêng và nếu như cộng đồng quốc tế thất bại trong việc bảo vệ loài hổ thì nhân loại sẽ còn phải chứng kiến sự mất mát của nhiều loài động, thực vật khác trên hành tinh này.

Được biết, trong thời gian tới, các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục có các hoạt động khác vì môi trường như Chương trình đổi mới toàn cầu của INTERPOL sẽ diễn ra tại Singapore nhằm cung cấp những biện pháp đấu tranh với tội phạm môi trường trong thế kỷ 21 hay thành lập các lực lượng đặc biệt thực thi các giải pháp này./.

Vân Anh

相关文章

最新评论