【số liệu thống kê về ogc nice gặp rennes】Vợ chồng trẻ dắt con nhỏ sống nay đây mai đó để trải nghiệm cuộc đời

  发布时间:2025-01-10 00:51:38   作者:玩站小弟   我要评论
Học hết lớp 12, Lê Ngọc Hòa (TP. HCM) sang Nhật Bản theo diện vừa học vừa làm. Lê Ngọc Sơn (quê Than số liệu thống kê về ogc nice gặp rennes。

Học hết lớp 12,ợchồngtrẻdắtconnhỏsốngnayđâymaiđóđểtrảinghiệmcuộcđờsố liệu thống kê về ogc nice gặp rennes Lê Ngọc Hòa (TP. HCM) sang Nhật Bản theo diện vừa học vừa làm. Lê Ngọc Sơn (quê Thanh Hóa) là quản lý của Hòa ở công ty. Họ yêu nhau và đăng ký kết hôn tại Nhật. 

Một ngày, Hòa thấy chán cuộc sống công sở giữa trung tâm Tokyo, chán những KPI, doanh số, áp lực…

Hòa rủ chồng nghỉ việc, chuyển đến một nơi nào đó yên bình hơn để sống chậm. Sơn đồng ý ngay. Họ chọn một vùng quê giáp ranh Tokyo. Khu vực này hầu như chỉ có người già sinh sống. 

Cặp đôi mở một quán ăn nhỏ bán đồ Việt Nam: phở bò, hủ tiếu, bún riêu, gỏi cuốn, chả giò.... Quán chỉ đủ chỗ cho 25 khách cùng một lúc. Nhưng may mắn, đồ ăn Sơn nấu được nhiều người thích. 

Cuộc sống đang yên ả, tốt đẹp thì Hòa có bầu, rồi dịch Covid-19 ập đến. “Đợt đó, dịch ở TP.HCM căng thẳng lắm… Trong khi đó, bên này hầu hết mọi người về Việt Nam. Mọi thứ ập đến khiến mình tủi thân”. 

Một lần nữa, Hòa rủ chồng về nước, đồng nghĩa với việc bỏ lại quán ăn vừa hoạt động được 8 tháng với bao tâm huyết của 2 vợ chồng. “Ai dè, chồng chiều luôn” - Hòa kể. Khi ấy, Hoà đang mang thai được 7 tháng.

du muc 6.jpg
Lê Ngọc Sơn, Lê Ngọc Hòa yêu nhau và kết hôn ở Nhật Bản

Bé Cà Pháo ra đời ở TP.HCM, được ông bà ngoại chăm sóc. Sơn xin đi làm, Hòa ở nhà chăm con. “TP.HCM ồn ào, khói bụi. Công việc nhiều áp lực. Anh ấy đi làm lại nhớ vợ, nhớ con ở nhà, thậm chí có lúc anh bật khóc. Hồi bên Nhật làm cùng công ty, hai đứa lúc nào cũng ở cạnh nhau, đến khi mở quán ăn cũng vậy”. 

Sơn quyết định xin nghỉ việc để tìm một công việc khác, ở một nơi nào khác TP.HCM. Cả hai sẽ chuyển nhà tới đó, làm việc, nuôi con, sống trong một môi trường trong lành, yên bình. Cuối cùng, họ chọn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - vừa gần biển, lại gần trung tâm, chẳng phải khu du lịch nên rất yên tĩnh. 

Ngay khi nhìn thấy căn nhà rộng 50m2, nằm cạnh khu vườn xinh xắn, Hòa đã ưng ý và biết rằng gia đình nhỏ của mình sẽ ở đây. Cô chủ động gửi tiền cọc luôn cho chị chủ nhà.

Dắt theo bé Cà Pháo lúc này mới 8 tháng tuổi, 2 vợ chồng thẳng tiến về Sông Cầu. 

“Bố chồng mình là người đầu tiên ủng hộ. Mẹ chồng sau đó cũng tôn trọng quyết định của tụi mình. Người ‘khó khăn’ nhất là bà ngoại Cà Pháo. Bà là người truyền thống với quan niệm cũ như bao người khác - ‘an cư lạc nghiệp’. Cho đến tận bây giờ, khi thấy ai bình luận ác ý, tiêu cực trong những video bọn mình đăng trên TikTok, bà vẫn nói ra nói vô và suy nghĩ nhiều”, Hoà chia sẻ.

Quãng thời gian ở Sông Cầu, Sơn làm việc online. Đó cũng là quãng thời gian tuyệt vời của gia đình nhỏ 3 người. Ngôi nhà nằm trong con hẻm, bên cạnh cánh đồng, xa xa là núi. Chuối và dừa trồng quanh nhà tạo bóng mát, khu vườn xinh xắn như một chiếc studio. 

du-muc-2.jpg
Ngôi nhà xinh xắn của gia đình ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình trải nghiệm 

5 tháng trôi qua, hai vợ chồng dắt bé Cà Pháo đi hết các ngóc ngách của Phú Yên, tới cả những nơi mà người Phú Yên còn chưa chắc đã rành. Cà Pháo 8-9 tháng tuổi đã được tắm suối, tắm biển, ngủ qua đêm trong lều cạnh suối, ngoài bìa rừng…

Khi cảm thấy đã trải nghiệm đủ Phú Yên, gia đình Cà Pháo chuyển đến một ngôi nhà container nằm trên ngọn đồi ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. 

Ngôi nhà nằm ở cuối thôn, vắng vẻ, xung quanh là rẫy cà phê và đồi thông. Nhà có đầy đủ tiện nghi, chỉ thiếu nước nóng. Nhược điểm này gia đình có thể khắc phục được bằng cách tự nấu nước tắm mỗi ngày. 

Ngôi nhà bị bỏ không trong 2 năm dịch bệnh. Chủ nhà dễ thương, hỗ trợ đủ thứ - từ mua gà cho nuôi, mua đá để dựng bếp đá ngoài trời. Sơn đi xin gỗ thông về tự đóng bộ bàn ghế. Thế là thành một khu bếp nấu ăn ngoài trời, cực “chill”.

du-muc-1.jpg
Ngôi nhà container nằm trên đồi của gia đình ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

Sống trên núi được 4 tháng, hai vợ chồng bắt đầu tính đến điểm dừng chân tiếp theo. Trong một lần lên thị trấn cổ D’ran chơi, thấy nơi đây con người thân thiện, thời tiết mát mẻ, cặp đôi không do dự “chốt” luôn. 

Thị trấn D’ran thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, chỉ cách Đà Lạt 40km. Ngôi nhà nhỏ của họ nằm ở cuối thôn, phải đi sâu vào con hẻm nhỏ xíu, rồi lại leo lên con dốc cao. 

Sáng dậy, Hòa nghe thấy tiếng chim hót từ cánh rừng nguyên sinh bên hông nhà. Phía sau là đồi thông rì rào gió thổi. 

Thời gian trôi qua bình yên và giản dị ở nơi đây. “Buổi sáng, chúng mình xuống vườn hái rau ăn sáng. Cách ngày lại qua chơi vườn nhà hàng xóm, bạn bè. Mình rất thích nghe mọi người nói về cuộc sống của họ. Chiều, bọn mình ở nhà làm việc. Chiều mát thì đi ra đường chơi. Thỉnh thoảng, cả nhà lại kiếm mấy chỗ đẹp đẹp đi chơi xa”.

du-muc-3.jpg
Ngôi nhà hiện tại của gia đình bé Cà Pháo ở thị trấn D'ran, tỉnh Lâm Đồng

Nhiều người xem kênh TikTok của hai vợ chồng Hòa, đặt câu hỏi: “Tiền đâu mà sống thư thả như thế này? Chắc nhà có điều kiện dữ lắm”. 

Nhưng không phải, Sơn hiện vẫn làm online công việc biên dịch tiếng Nhật. Hòa làm trợ lý từ xa cho các KOL. Thu nhập của họ không hề kém ngày còn đi làm công sở.

“Cuộc sống của tụi mình đâu có tốn kém gì mấy. Nhà thuê chỉ 2-3 triệu/tháng, có nơi còn bao cả tiền điện, tiền nước. Hai vợ chồng tự nấu tại nhà, ăn những món bình dân. Đi đâu thì đi xe máy, không du lịch đắt tiền, nghỉ dưỡng sang chảnh, mà toàn cắm trại, ngủ lều hoặc ở mấy căn homestay bình dân, thậm chí có nơi người dân cho ngủ nhờ…”, Hoà kể.

Lại có những người nói “sống nay đây mai đó như vậy là ích kỷ, tha lôi con nhỏ đi tội nghiệp…”. Nhưng Hòa không nghĩ vậy. Cô bảo, từ ngày “tha lôi” Cà Pháo đi, em bé ít ốm, sức đề kháng tốt hẳn lên. “Thằng bé không mập, nhỏ nhỏ, đen đen nhưng nhanh nhẹn, học hỏi mọi thứ xung quanh rất lanh lẹ”.

Hòa kể, ngày xưa, cô cũng nuôi con kỳ công và hiện đại như bao bà mẹ trẻ khác. “Cũng vitamin này kia bổ sung cho con, khoa học lắm… Nhưng giờ bọn mình để con đi chân đất, ngã thì tự đứng dậy. Bố mẹ cuốc đất trồng rau thì con lăn lê chơi bên cạnh. May mắn, bé ngoan, nghe lời ba mẹ, dễ ăn, dễ ngủ”.

Dường như chính sự lanh lẹ, khỏe mạnh của con khiến 2 vợ chồng Hòa càng tin tưởng vào lối sống mà mình đang theo đuổi.

du muc 4.jpg
Từ 8-9 tháng tuổi, bé Cà Pháo đã được ngủ lều, tắm suối, tắm biển, đi khắp nơi cùng bố mẹ
du-muc-7-1.jpg
Hòa chia sẻ, từ ngày “tha lôi” Cà Pháo đi khắp nơi, em bé ít ốm, sức đề kháng tốt hẳn lên

“Nhiều người hỏi sau này bé đến tuổi đi học, sẽ tính sao. Thực ra, bọn mình vẫn đang suy nghĩ về chuyện đó. Mình vẫn muốn con được đến trường để có bạn bè, nhưng cũng rất sợ con bị cuốn vào guồng quay học hành, thi cử nhiều quá mà mất đi niềm vui, thiếu kỹ năng sống. 

Mình cũng biết nhiều phụ huynh có quan niệm khác biệt. Họ cho con học tại nhà, con thích học gì thì thuê người đến dạy cái đó, có thể là học đàn, học vẽ… nên bọn mình cũng đang cân nhắc về chuyện này.

Có người nói tụi mình còn trẻ mà đã chọn cuộc sống an nhàn, hưởng thụ, sau này sẽ hối hận. Nhưng người ta đâu biết bọn mình đã trải qua hết rồi, và lúc làm việc thì bọn mình đâu có đăng lên cho mọi người biết”.

Bà mẹ 26 tuổi tâm sự, thực ra bây giờ cô không còn bận tâm chút nào đến những bình luận tiêu cực, chỉ trích lối sống của mình nữa. Hiện tại, cả nhà đều đang rất mãn nguyện với cuộc sống này. Thay vì ngồi công sở từ sáng đến tối, bước chân ra khỏi nhà là khói bụi mù mịt, họ làm việc online, được đi đây đi đó, được sống hòa mình cùng cỏ cây, bất cứ khi nào nhớ nhà là xách ba-lô về quê… 

“Chẳng phải cuộc đời cuối cùng rồi cũng chỉ còn lại những trải nghiệm hay sao?”.

Clip: Hành trình trải nghiệm của gia đình bé Cà Pháo

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mẹ đưa con 20 tháng đi phượt khắp nơi: Người ta ái ngại nhưng bé vui, khỏe

Mẹ đưa con 20 tháng đi phượt khắp nơi: Người ta ái ngại nhưng bé vui, khỏe

Ngày 23/2 vừa qua, chị Dương Thị Kim Cảnh (Đại Từ, Thái Nguyên) vừa hoàn thành chuyến phượt Tây Bắc bằng xe máy cùng cậu con trai 20 tháng tuổi.

 

相关文章

最新评论