您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch thi đấu serie a brazil】Sẽ điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam

Cúp C142人已围观

简介Ông Phạm Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảoTheo đánh giá ...

Sẽ điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành da giầy Việt Nam
Ông Phạm Chí Dũng,ẽđiềuchỉnhQuyhoạchpháttriểnngànhdagiầyViệlịch thi đấu serie a brazil Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 5 năm triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 6209/QĐ-BCT ngày 25/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; ngành da giầy Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước.

Báo cáo tại Hội thảo, Ông Nguyễn Mạnh Khôi - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu da giầy Việt Nam cho biết, tính đến nay Việt Nam có khoảng 1.700 DN da giầy (trong đó có khoảng 800 DN lớn) sử dụng 1,2 triệu lao động trực tiếp. Trong giai đoạn 2011-2015, ngành da giầy có tốc độ tăng trưởng trung bình từ 15% đến 20% mỗi năm. Trong năm 2016, kim ngạch XK của ngành da giầy đạt 16,2 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng kim ngạch XK hàng hóa cả nước, tăng 8,8% so với năm 2015, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng và thứ 2 thế giới về trị giá XK. Hầu hết sản phẩm da giầy của Việt Nam có chất lượng tốt, được nhiều nước chấp nhận, nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam. Hiện sản phẩm da giầy Việt Nam đã XK tới gần 50 nước với các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong năm 2016 khu vực FDI chiếm 81% tổng kim ngạch XK của ngành, nhưng các DN trong nước cũng đã ngày càng tự tin hơn ở thị trường XK cũng như nội địa.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam, trong 5 năm qua cũng đã cho thấy một số bất cập giữa quy hoạch và thực tiễn, vì vậy việc lập “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp da giầy Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” là rất cần thiết, đáp ứng được các yếu tố cơ bản nhất là sự đồng bộ, tính tập trung, tính pháp lý, phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành, của các doanh nghiệp, của từng địa phương; đạt được sự cân bằng giữa nhu cầu, khả năng và tiềm năng phát triển, giữa lợi ích của sự phát triển kinh tế xã hội và lợi ích môi trường.

Ông Phạm Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho biết, trong lần điều chỉnh Quy hoạch này, định hướng phát triển ngành công nghiệp da giầy Việt Nam nhanh nhưng đảm bảo tính bền vững trên cơ sở hội nhập sâu vào thương mại thế giới; huy động mọi nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài, triệt để khai thác các lợi ích từ FTA đã kí kết để mở rộng thị trường XK. Ngành da giầy phải thực hiện mục tiêu tái cơ cấu theo hướng tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, trong đó ưu tiên khắc phục điểm yếu của ngành là sản xuất nguyên phụ liệu hạn chế, tăng tỉ lệ nội địa hóa, giảm dần phương thức sản xuất gia công, tăng khả năng thiết kế cung cấp nguyên liệu, tập trung sản xuất các sản phẩm trung cao cấp hợp thời trang cho thị trường trong nước và XK.

Tags:

相关文章