TheộtnămcầmquyềncủaTổngthốngAiCậkq bóng dá hôm nayo tờ báo trên, trong một năm qua, ông Al-Sisi đã nỗ lực tái thiết lập sự cân bằng và sức sống cho nền ngoại giao Ai Cập, bắt đầu xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ chiến lược với nhiều nước. Ai Cập đã tham gia liên minh Arab chống lực lượng Houthi ở Yemen và là nước đề xuất thành lập một lực lượng quân sự chung. Tuy nhiên, Ai Cập của ông Al-Sisi vẫn giữ lập trường "độc lập với Saudi Arabia" trong cuộc xung đột ở Syria và Libya, đồng thời không nhượng bộ trước sức ép của Riyadh yêu cầu gửi quân tới Yemen, vì Cairo coi đây là một cuộc can thiệp "đầy rủi ro".
Mặc dù từng bị phương Tây ác cảm, nhất là sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi, song giờ đây Ai Cập được nhiều nước châu Âu coi là đối tác lớn trong cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực. Việc giữ khoảng cách độc lập "hợp lý" với Mỹ cũng thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của Ai Cập ngay từ những ngày đầu tiên cầm quyền của ông Al-Sisi.
Với châu Phi, Ai Cập đã đánh dấu sự trở lại thành công với một chiến lược mới. Ai Cập sẽ đăng cai hội nghị cấp cao của 3 khối kinh tế châu Phi là: Thị trường chung miền Đông và miền Nam châu Phi (COMESA), Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và Cộng đồng Đông Phi (EAC) để hướng tới một khu vực tự do thương mại, bao gồm 26 nước châu Phi.
Chính sách đối nội dường như phức tạp hơn đối với ông Al-Sisi. Theo các chuyên gia trong nước, quan điểm kinh tế và xã hội của ông vẫn chưa rõ ràng, có thể ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của người dân. Trong các bài diễn văn công khai, ông Al-Sisi rất chú trọng việc tạo thêm việc làm cho người lao động nhưng đến này vẫn chưa thể hiện cụ thể. Ngoài ra, thời hạn bầu cử Quốc hội đã bị trì hoãn 3 lần và đến nay vẫn chưa tổ chức được, ảnh hưởng tiêu cực đến các cử tri và đương nhiên, làm giảm lòng tin của họ vào chính quyền.
Nền kinh tế Ai Cập đang được hồi phục từ khi ông Al-Sisi lên nắm quyền.Trong báo cáo được công bố vào tháng 1-2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng mức dự báo về tăng trưởng cho năm 2015 của Ai Cập cao hơn mức 3,2% được đưa ra trước đó. Mặt khác, vấn đề công bằng xã hội dường như là điểm yếu của ông Al-Sisi trong năm qua. Những người dân bầu cho ông Al-Sisi đa số vẫn thuộc tầng lớp nghèo, trong khi tầng lớp sung túc vẫn là những người được hưởng lợi nhiều hơn.
An ninh vẫn là vấn đề gai góc nhất trong năm đầu tiên cầm quyền của ông Al-Sisi, song các hoạt động khủng bố đã giảm đáng kể trong những tháng qua. Tuy bán đảo Sinai vẫn còn là hang ổ của các phe nhóm khủng bố, song sự thay đổi triệt để trong chiến lược quân sự đã giúp đất nước này bình yên hơn hẳn.