BPO - Toàn tỉnh hiện có 99 cơ sở chăn nuôi heo tập trung được công nhận an toàn đối với bệnh lở mồm long móng,ểmsoaacutetdịchbệnhgiasuacutecgiacầmthờiđiểtrận vallecano dịch tả heo cổ điển, chiếm gần 35% tổng cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh và 60/86 cơ sở chăn nuôi gia cầm được công nhận an toàn đối với bệnh cúm và niu-cát-xơn. Tuy nhiên, thời tiết đang chuyển mùa nên dịch bệnh thường phát sinh. Do vậy để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh luôn chủ động triển khai tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nông hộ và ngành chăn nuôi.
ĐỒNG LOẠT TIÊM PHÒNG, SÁT KHUẨN
Hộ ông Lê Văn Tiến ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành là một trong những hộ nuôi nhiều gia súc, gia cầm với tổng đàn thường xuyên khoảng 100 con gà, vịt và 20 con heo. Ông Tiến cho biết: “Vì gà thả vườn nên theo thói quen, một số con ngủ trên cành cây. Từ chiều hôm trước, vợ chồng tôi đã phải canh bắt nhốt từng con, do vậy số lượng được tiêm vắc-xin phòng cúm H5N1 hôm nay đạt khoảng 80%. Tiêm phòng cho đàn gia cầm, gia đình tôi rất yên tâm, không sợ xảy ra dịch bệnh”.
Tất cả xe vận chuyển gia súc, gia cầm xuất - nhập tỉnh đều được cơ quan chuyên môn kiểm dịch
Trong ảnh: Ông Bùi Quang Lãm, Trưởng chốt kiểm dịch tại huyện Chơn Thành, kiểm tra xe chở heo từ một trại nuôi ở huyện Chơn Thành xuất tỉnh
Bà Trần Thị Luyến, Trưởng ấp 2, thị trấn Chơn Thành, cho biết: “Sau tết Nguyên đán 2020, dịch tả heo châu Phi lắng xuống, đồng thời hiện dịch Covid-19 cũng đang được kiểm soát chặt chẽ và từng bước đẩy lùi. Nhịp sống ổn định trở lại nên nhiều gia đình đang gây dựng lại đàn heo, gà. Những hộ chăn nuôi được phát thuốc sát trùng về phun sát khuẩn chuồng trại. Chúng tôi vừa thông báo trên loa truyền thanh vừa gọi điện thoại tuyên truyền, nhắc nhở chủ nuôi để công tác phòng dịch đạt hiệu quả cao”.
Gia đình bà San Kim Duyên ở ấp Ruộng 2, xã Tân Quan, huyện Hớn Quản có trang trại nuôi gà theo mô hình chuồng kín từ năm 2011. Trang trại có diện tích 2.800m2, nuôi từ 3-4 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 20 ngàn con. Thời gian nuôi từ 50-55 ngày/lứa, khi gà xuất chồng sẽ đạt từ 3-3,5kg/con. Bà Duyên cho biết: “Nuôi tập trung số lượng lớn nên việc chăm sóc thú y rất quan trọng, bởi chỉ cần 1 con bệnh thì mức độ lây lan rất nhanh, nguy cơ thiệt hại kinh tế lớn. Gà thường mắc một số bệnh phổ biến là niu-cát-xơn, gumboro, tụ huyết trùng, cúm gia cầm (H5N1), bạch lỵ, cầu trùng, giun đũa... do nhiều nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, gia đình tôi luôn tuân thủ quy trình tiêm phòng dịch bệnh. Hằng tháng, cán bộ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đều tới kiểm tra các mẫu máu và nước uống của gà, từ đó có những điều chỉnh chế độ nuôi phù hợp”.
Thời gian qua, mặc dù bệnh dịch tả heo châu Phi đã được kiểm soát và giảm mạnh nhưng nguy cơ xảy ra còn cao vì chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó, các biện pháp phòng ngừa còn hạn chế, nhất là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa thực sự an toàn. Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn phát sinh một số ổ dịch tả heo châu Phi tại các huyện Chơn Thành, Đồng Phú, Lộc Ninh, Bù Đốp. Hiện nay, nhu cầu tái đàn chăn nuôi gia súc, gia cầm đang ở mức cao, thị trường con giống lại khan hiếm nên công tác phòng dịch vẫn là yếu tố quan trọng nhất. |
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Trần Văn Phương |
TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH
Toàn tỉnh Bình Phước có gần 900 ngàn con heo, trong đó 86% heo nuôi theo quy mô trang trại, 14% nuôi theo quy mô nhỏ lẻ của gia đình. Trên địa bàn tỉnh có gần 35% tổng số trang trại được công nhận an toàn đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển. Song từ đầu năm đến nay, tại 9 tỉnh khác đã xuất hiện 100 ổ dịch lở mồm long móng, làm hàng ngàn con gia súc mắc bệnh và chết. Do vậy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh luôn thực hiện kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh sát sao. Từ đầu năm đến nay, trung tâm phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh xây dựng 2 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tạm thời tại 2 đầu mối giao thông chính ra vào địa bàn tỉnh gồm: Trạm kiểm soát trên quốc lộ 13 thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành và trên đường ĐT741, thuộc xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tiếp giáp tỉnh Bình Dương. Qua đó, các chốt này đã kiểm tra khoảng 800 xe ôtô vận chuyển động vật, sản phẩm động vật xuất - nhập tỉnh và đi qua địa bàn với số lượng trên 700 ngàn con gia súc, trên 8 triệu con gia cầm.
Ông Bùi Quang Lãm, Trưởng chốt kiểm dịch tại huyện Chơn Thành cho biết: “Đơn vị đóng chốt tại vị trí kết nối giao thông liên tỉnh dọc quốc lộ 13 với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Do vậy, lượng xe chở gia súc, gia cầm đi qua địa bàn tỉnh rất lớn, trong khi Bình Phước cũng là tỉnh có số trang trại chăn nuôi tập trung nhiều tại các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, TX. Bình Long. Bình quân mỗi ngày có khoảng 10-15 chuyến xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua chốt. Các xe bắt buộc phải được kiểm dịch, cấp giấy phép mới tiếp tục được xuất - nhập tỉnh. Trường hợp trốn tránh kiểm dịch, chúng tôi sẽ tổ chức xử lý, đảm bảo thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh”.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận 34 ổ dịch cúm gia cầm do vi-rút cúm A/H5N1 và A/H5N6 gây ra tại 10 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy hơn 100 ngàn con gia cầm. Các chủng vi-rút cúm này còn có khả năng lây nhiễm và gây tử vong ở người. Đợt 1 năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được cấp 2.302 lít hóa chất và vật tư khác như 14.364 khẩu trang, 888 đôi găng tay và 222 đôi ủng. Riêng 6 huyện, thị xã, thành phố (Bù Đăng, Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long và Đồng Xoài) là vùng an toàn dịch bệnh thì ngoài được cung cấp hóa chất tiêu độc khử trùng, còn được hỗ trợ thêm các loại vắc-xin theo danh mục. |