当前位置:首页 > Cúp C2

【melbourne city đấu với câu lạc bộ bóng đá macarthur】Văn bản kiểm tra chuyên ngành: Còn chồng chéo, tản mát

van ban kiem tra chuyen nganh con chong cheo tan mat

Công chức hải quan TP.HCM kiểm tra hóa chất NK. Ảnh: T.H

Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, nguyên tắc quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2 theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bàn hành. Bộ Khoa học và Công nghệ có hướng dẫn nếu mặt hàng nào chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7-3-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, tuy nhiên Quyết định này xét về mặt pháp lý đã hết hiệu lực.

Trong các danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng do các Bộ ban hành, có những mặt hàng trùng lắp hoặc chưa có quy chuẩn kỹ thuật để làm căn cứ kiểm tra. Bên cạnh đó, có quá nhiều thông tư quy định kiểm tra chất lượng riêng cho từng mặt hàng, gây khó khăn cho việc theo dõi, tập hợp để thực hiện.

Ngay trong một bộ, như Bộ Xây dựng, cũng có những văn bản chồng chéo nhau. Điển hình, bộ này ban hành Thông tư 11/2009/TT-BXD quy định quản lý chất lượng đối với kính xây dựng, Thông tư 01/2010/TT-BXD quy định quản lý chất lượng đối với clanke xi măng phóc lăng thương phẩm, Thông tư 14/2010/TT-BXD quy định quản lý chất lượng đối với gạch ốp lát… Nhưng khi ban hành Thông tư 15/2014/TT-BXD quy định phải kiểm tra chứng nhận hợp quy trước khi thông quan đối với 10 nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng thì có cả 3 nhóm mặt hàng: kính xây dựng, clanke xi măng phóc lăng và gạch ốp lát mà Bộ Xây dựng đã quy định riêng.

Bên cạnh đó có sự không thống nhất khi triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Bộ. Chẳng hạn, là sự không thống nhất về thời điểm kiểm tra. Nhiều Bộ khi ban hành danh mục hàng nhóm 2 đã quy định luôn phải có kết quả kiểm tra mới được thông quan, nhưng cũng có nhiều Bộ khi ban dành mục hàng nhóm 2 lại không quy định kiểm tra tại thời điểm thông quan hàng.

Chẳng hạn: Bộ Giao thông Vận tải (Thông tư 63/2011/TT-BGTVT), Bộ Thông tin và Truyền thông (Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ) quy định kiểm tra trước khi đưa ra sử dụng, lưu thông trên thị trường; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH) quy định chỉ kiểm tra trong quá trình sản xuất; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 50/2009/TT-BNNPTNT, Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT (Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT), Bộ Công An(Thông tư 14/2012/TT-BCA), Bộ Y tế (Thông tư 44/2011/TT-BYT) chỉ ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2 mà không quy định về thời điểm kiểm tra.

Riêng Bộ Y tế cho rằng khi xem xét cấp giấy phép nhập khẩu hoặc số đăng ký lưu hành, thì Bộ Y tế đã xem xét chất lượng của sản phẩm, hàng hóa rồi, do đó không cần thiết phải kiểm tra chất lượng của từng lô hàng khi nhập khẩu.

Như vậy xuất phát từ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhưng các Bộ lại có những hướng dẫn triễn khai thực hiện khác nhau. Theo Cục Hải quan TP.HCM, muốn khắc phục tình trạng này, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cần phải đánh giá lại cách nào làm nào có hiệu quả và hiệu lực để thực hiện, tránh ách tắc tại khâu thông quan nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát và quản lý được.

Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn còn có sự không thống nhất về quy trình kiểm tra. Quy trình kiểm tra danh mục mặt hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý theo Thông tư 27/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ; kiểm tra chất lượng sản phẩm thép theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT- BCT-BKHCN của liên Bộ Công Thương và Khoa học và Công nghệ phải qua 2 bước: Bước 1- đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (VD: TT3, Vinacontrol,…), bước 2 - Thông báo kết quả kiểm tra trên cơ sở kết quả của bước 1 do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của tỉnh, thành phố. Nhưng các mặt hàng khác chỉ phải qua 1 cơ quan kiểm tra do các Bộ chỉ định.

Từ thực tế thực hiện, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, việc quy định phải qua bước thứ 2 để lấy Thông báo kết quả kiểm tra là không cần thiết xét về mặt chuyên môn lẫn thủ tục hành chính, điều này chỉ làm kéo dài thêm thời gian ra kết quả và tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Theo Phó Cục trưởng Đinh Ngọc Thắng, để khắc phục một số hạn chế trong công tác kiểm tra chuyên ngành nói chung và kiểm tra chất lượng hàng hóa nói riêng, Cục đã chủ động xây dựng và đưa vào hoạt động cổng thông tin kiểm tra chuyên ngành. Chương trình này kết nối thông tin giữa cơ quan Hải quan với cơ quan kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp kinh doanh cảng và doanh nghiệp XNK, giúp các bên theo dõi được quá trình kiểm tra chuyên ngành cho từng lô hàng từ khi đăng ký, xác định vị trí lô hàng trong cảng, lấy mẫu, cho mang hàng về bảo quản, thông báo kết quả kiểm tra, thanh toán phí và thông quan…

分享到: