Tính đến 18h ngày 17/3,ôngquáhoangmangvìbệnhsánlợlịch bóng đá ngoại kết quả xét nghiệm cho khoảng 2.000 trẻ của huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đến khám tại hai Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương cho thấy có trên 200 trẻ dương tính với sán dây, ấu trùng sán lợn. Theo các chuyên gia y tế, với tâm lý hoang mang, ngày hôm nay 18/3, nhiều bà mẹ ở Bắc Ninh vẫn tiếp tục đưa trẻ đi xét nghiệm, đồng thời nhiều trường hợp xét nghiệm từ những ngày trước tại các cơ sở y tế vẫn đang chờ kết quả do vậy dự kiến số ca nhiễm sán lợn dự kiến còn tăng trong vài ngày tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế cho rằng, phụ huynh có thể đưa trẻ đi xét nghiệm để an tâm song không quá hoang mang, lo lắng, phải đi xét nghiệm bằng mọi cách gây tốn kém do mức chi phí xét nghiệm các gia đình đang phải chi trả khoảng từ 1- 2 triệu đồng. Được biết, Việt Nam có khoản 50 tỉnh ở nước ta có bệnh sán lợn lưu hành thì việc đưa hàng loạt trẻ đi xét nghiệm gây hoang mang và sợ hãi cho trẻ vì khi sán chưa có biến chứng cụ thể, người nhà cũng như bệnh nhân không quá lo lắng. | Phát hiện nhiều trẻ dương tính với sán lợn: Chưa xác định được chính xác nguồn lây (HQ Online) - Chiều 15/3, theo thông tin từ một số cơ sở y tế, trong số gần 200 trẻ đã xét nghiệm sán lợn, ... |
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Khoa Nhiễm, thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, giun sán có mặt rất nhiều trong môi trường, trong đất, trong rau không sạch, trong phân, nước miếng của động vật cho nên vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường rất quan trọng nhưng cũng khó tránh. Với thắc mắc của dư luận hiện nay về việc có nên xét nghiệm tìm giun sán không, theo bác sỹ Khanh số giun sán vào cơ thể người sau một thời gian cơ thể người tự thải ra nhưng khi xét nghiệm vẫn dương tính cho nên dù cha mẹ có đưa bé đi làm xét nghiệm và nhận được kết quả dương tính nhưng trong người có thể không có giun sán. “Chưa kể, nhiều trường hợp nghi ngờ nhiễm giun sán người nhưng xét nghiệm ra giun sán chó, mèo, sán lợn. Do vậy, chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da như nổi sần đỏ, nổi cục trên da hay các dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chi… bác sỹ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng mới chỉ định xét nghiệm sán”, bác sỹ Khanh nói. Chính vì vậy, việc ồ ạt đưa trẻ đi xét nghiệm theo bác sỹ Khánh là chưa thực sự cần thiết. Nếu nghi ngờ ăn phải loại thực phẩm nào đó có nguy cơ nhiễm giun sán, người dân nên uống thuốc tẩy giun. Với giun sán thông thường dùng các loại như albendazol, mebendazol, pyrentel. Còn nếu nghi sán lợn thì dùng Praziquantel hay albendazol. | Rất nhiều mẫu máu xét nghiệm được gửi tới các cơ sở y tế. |
Theo ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, các loại thuốc hiện nay có thể diệt sán lợn trưởng thành trong 1 ngày và diệt hết ấu trùng sán trong vòng 2 tuần. Để phòng ngừa nhiễm giun sán, cha mẹ cần chú ý luôn rửa sạch tay cho bé trước và sau khi ăn; không cho bé bò trườn dưới nền nhà; luôn cắt móng tay móng chân sạch sẽ; đảm bảo nguồn thực phẩm mà con ăn uống. Tăng cường vệ sinh môi trường sống. "Đặc biệt, cần khám sức khỏe định kỳ. Tẩy giun sán định kỳ, đối với trẻ em đến người 60 tuổi một lần trong năm, đối với người già trên 60 tuổi cần tẩy định kỳ 6 tháng một lần", ông Kính nói. Trên quy mô cả nước, để phòng chống bệnh sán lợn theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cơ quan này vừa phát đi thông báo khuyến cáo người dân không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). Thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển buôn bán lợn (heo) theo quy định. Theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, hiện nay, ngành Y tế vẫn đang theo dõi, giám sát, phát hiện và điều trị cho những người nhiễm bệnh, giảm thiểu lây lan trong cộng đồng, đặc biệt tập trung vào các biện pháp tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các ban ngành chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường để phòng tránh các trường hợp nhiễm bệnh. Trước đó, từ cuối tháng 2, clip ghi lại hình ảnh món thịt lợn nổi đầy hạch trắng, có dấu hiệu của bệnh sán gạo trong bữa ăn tại trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) khiến nhiều người hoảng hốt. Một phụ huynh thấy con bị sốt cao nên đưa đi khám, kết quả cháu bé dương tính với sán lợn. 2/3 học sinh của trường này được gia đình đưa đi xét nghiệm và có kết quả dương tính với sán lợn. |